Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya-cua-ho-chi-minh

Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.

– Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.

  • Thân bài:

a. Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng (hai câu thơ đầu):

– Người đọc như cũng lặng mình ngắm nhìn cảnh đẹp đêm trăng Việt Bắc được gợi mở trong hai câu thơ đầu:

+ Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo.

+ Hai từ “lồng” được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo

→ Cảnh yên tĩnh, thơ mộng, sống động, ấm áp gợi cảm giác gần gũi, thanh thản…

b. Vẻ đẹp tâm hồn Bác (hai câu cuối):

– Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

– Từ “chưa ngủ” được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhà thơ Hồ Chí Minh. Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

– Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.

– Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ ta càng thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

→ Trong tâm hồn Bác có sự thống nhất hài hòa giữa phẩm chất thi sĩ và chiến sĩ. Điều đó khiến ta càng thêm yêu quí, biết ơn, tự hào… về vị lãnh tụ vĩ đại.

c. Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ:

– Thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. Qua đó em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan.

d.  Khâm phục tài năng thơ của Bác:

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cổ điển.

– Bút pháp miêu tả thiên về gợi, chú ý sự hài hòa của sự vật trong cảnh.

– Từ ngữ giản dị mà giàu sức gợi.

– Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ giàu ý nghĩa.

→ Vừa cổ điển vừa hiện đại.

e. Liên hệ bản thân, rút ra bài học:

– Biết trân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên…

– Biết vượt lên hoàn cảnh, giữ vững tinh thần lạc quan.

  • Kết bài:

 – Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận và suy nghĩ về ý nghĩa bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy - Theki.vn
  2. Bài 3. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ (Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo). - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.