Cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch.

Cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch.   

  • Mở bài:

“Vọng nguyệt hoài hương” (nhìn trăng nhớ quê) là chủ đề quen thuộc trong thơ xưa. Vầng trăng không chỉ là hình ảnh mang vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho nỗi nhớ quê hương của tác giả. Nỗi nhớ da diết đọng lại trong cái nhìn hướng vào nội tâm của tác giả. Tất cả những người con xa quê có thể tìm được sự đồng điệu tâm hồn mình qua bài thơ. Tác phẩm bồi đắp cho em tình yêu quê hương, đất nước.

  • Thân bài:

Hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được mốì quan hệ giữa tĩnh và độngÁnh trăng đến vào lúc con người đang mơ màng. Cái tĩnh lặng của cảnh, cái tĩnh tại của tư thế con người là cái bên ngoài. Ẩn chứa  bên trong tâm hồn là những xao động. Và quê hương hiện về trong nhũng phút lắng sâu, yên ả nhất của tâm hồn nhà thơ. Nỗi nhớ quê hương trào dâng lên như một cơn sóng. Chứng tỏ đây là một tình cảm thưòng trục trong tâm hổn tác giả, chí một cái cớ nhỏ cũng có thể khơi dậy.

Hai câu thơ cuối tình người và tình quê đã được khái quát hoá, cụ thể hoá và sâu sắc trong hành động. “Cúi đầu” là hoạt động hướng nội trĩu nặng tâm tư (nhớ cố hương). Trăng sáng và cố hương đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm yêu quê hương, nhớ quê hương của tác giả. Chỉ trong một khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy bình thường, tình cảm đó thường trực và sâu nặng biết bao

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của tác giả Lí Bạch khi ông phải sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn của bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.

Có thể nói, tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ tình yêu với những gì bình dị, thân thương nhất: ngôi nhà, làng xóm, con sông. Tình yêu nước phát triển lên thành tình cảm rộng lớn, có sức lan tỏa. Chúng ta yêu quê hương vì đó là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi gắn bó với tuổi thơ, nơi có những con người mến yêu ruột thịt.

Tình yêu đất nước trong long mỗi người sẽ trở thành một nguồn động lực vô cùng lớn lao để mỗi chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại trên con đường phía trước. Mỗi người yêu quê hương hãy bắt đầu từ những việc làm dù nhỏ nhất: giữ gìn vệ sinh nơi mình ở, ra sức học tập rèn luyện, yêu thương, chia sẻ với mọi người,….

  • Kết bài:

Tình cảm yêu quê hương là vô cùng cao quý, thiêng liêng. Đó là những tình cảm máu thịt nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Do đó chúng ta phải biêt nhớ về quê hương, biết hướng tới cội nguồn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang