Cảm nghĩ về cây bưởi vườn quê.

cam-nghi-ve-cay-buoi-vuon-que

Cảm nghĩ về cây bưởi vườn quê.

  • Mở bài:

– Giới thiệu vai trò, ý nghĩa của cây trồng đối với đời sống con người: Từ xa xưa, con người đã biết thuần hóa những cây hoang dại thành cây trồng hưu ích trong vườn. Mỗi cây trồng đều mang lại cho những giá trị thiết thực, gắn bó với con người từ bao đời nay.

– Giới thiệu cây bưởi: vườn nhà ông em có một cây bưởi thật to, năm nào gần tết cũng trĩu cành sai quả.

– Cảm nghĩ chung của em về cây bưởi: trong vườn, em thích nhất là cây bưởi ấy. Tuy quả không ngọt như bưởi Năm Roi miền Nam nhưng hương vị rất thanh và thơm.

  • Thân bài:

* Miêu tả và cảm nghĩ về đặc điểm cây bưởi:

– Hoàn cảnh trồng cây bưởi: Không biết ông đã trồng cây bưởi ấy từ bao giờ, chỉ nghe ông nói đã lâu lắm, đến giờ cũng đã gần hai mươi năm rồi. Đó là cây bưởi hồng quý hiếm mà ông đã mang từ miền Bắc về trong một chuyến công tác. Cứ sợ miền trung nắng gió, thổ nhưỡng không phù hợp, cây bưởi sẽ không sống được. Có ai ngờ, bởi thương người mến đất, cây bưởi ấy không những sống khỏe, xanh tốt mà còn bền bỉ đến giờ.

– Đặc điểm chung: Có thể gọi đó là cây bưởi cổ thụ bởi nó rất cao và to. Chiều cao của nó ước chừng khoảng bón mét. Tán cây tỏa rộng một góc vườn. Nhìn từ xa, cây bưởi giống như một chiếc quạt xòe mà mỗi cành là một chiếc nan chắc chắn. Ông chỉ cắt tỉa những cành nhánh dưới gốc và dưỡng những cành cao. Ông nói cành thấp thường có sâu rầy nên cắt bỏ đi. Cành cao thường cho quả nên giữ lại.

– Đặc điểm chi tiết: thân, cành, lá, hoa, quả,…

+ Thân, cành bưởi không thẳng tắp như mít hay cau mà thường phân nhánh từ thấp. Gốc bưởi xù xì, to bè ra lực lưỡng. Cách mặt đất khoảng chùng một mét, cây phân ra làm bốn nhánh lớn. Từ bốn nhánh lớn lại phân ra vô số các cành nhánh nhỏ. Có cành lòa xòa ngang mặt đất. Có cành vút lên cao vạm vỡ.

+ Lá bưởi hình răng cưa, xanh đậm và phiến dày. Khi vò lá có mùi hăng hắc tinh dầu. Bà vẫn thường hái lá bưởi ấy nấu với vỏ bưởi, bồ kết và hương nhu cho tôi gội đầu. Gội nước lá bà nấu, tóc tôi thêm mượt và thơm tho lạ thường, rất dễ chịu.

+ Thích nhất là ngắm nhìn mùa hoa bưởi nở. Hoa bưởi màu trắng, thường nở thành từng chùm rất ấn tượng. Sau một đêm, những búp nụ khép nép của chiều hôm qua, sáng ra đã bung nở rạng rỡ trên cành, trông giống như những cụm tuyết trắng từ trên trời đếm qua rơi xuống còn bám víu trên cành xanh. Hương hoa bưởi có lúc thơm dìu dịu, có lúc thật nồng nàn, thoang thoảng cả khu vườn.

+ Sau một tuần, hoa bắt đầu kết quả. Cây bưởi thường cho rất nhiều quả. Có quả bám cặt ở thân cành chính. Có chùm quả đeo lủng lẳng ở đầu cành nhỏ. Tôi đếm mỏi mắt mà cũng chưa hết số quả có ở trên cây. Ông nói, sợ quả sai quá làm gãy cành nên ông đã tỉa bớt từ lúc quả còn non rồi.

* Cảm nghĩ về vai trò, lợi ích và sự gắn bó của cây bưởi với đời sống con người:

– Cây bưởi đã gắn bó với những vườn quê từ bao đời nay. Bưởi lấy quả trồng trong vườn. Bưởi trồng trước sân làm cảnh.

– Không chỉ dâng cho con người hoa thơm, quả ngọt, lá bưởi nấu nước gội đầu, cây bưởi gắn bó với con người như một người bạn chân thành, thủy chung.

– Những ngày mùa hè, bọn trẻ tập trung chơi đùa dưới tán bưởi xanh mát rượi. Chúng còn hái quả bưởi non làm bóng đá, tiếng cười rọn rã vườn quê.

– Cây bưởi đi vào nhạc họa, thi ca, là biểu tượng của vẻ đẹp hiền hòa, đằm thắm, gắn kết của con người và làng quê Việt Nam:

“Hoa lài, hoa lý, hoa ngâu
Chẳng bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng”.

* Tình cảm của em đối với cây bưởi: Yêu lắm cây bưởi già trong vườn nhà ông. Dù đi qua bao mùa mưa bão, cây vẫn kiên cường vươn lên, dâng cho cuộc đời quả ngọt. Yêu lắm nước lá hương bưởi bà nấu. Tối nằm ngủ vẫn còn vương vấn mùi thơm bình dị của đồng quê. Tình yêu quê hương dần lớn lên có lẽ cũng bắt nguồn từ những tình yêu đơn sơ, nhỏ bé ấy.

  • Kết bài:

– Khẳng định vai trò, ý nghĩa của cây bưởi trong đời sống con người: từ hôm nay và cho đến mai sau, cây bưởi mãi tô điểm, làm nên vẻ đẹp bình dị của những khu vườn xanh tươi.

– Tình yêu của em đối với cây bưởi vườn nhà ông: nghĩ về quê hương là tôi nghĩ về cây bưởi của vườn nhà ông. Nó đã cùng ông bà đi qua năm tháng, bền bỉ và thủy chung với đất, với người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.