Cảm nghĩ về ước nguyện dâng hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân đất nước của Thanh Hải qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

cam-nghi-ve-uoc-nguyen-dang-hien-mua-xuan-cuoc-doi-cho-mua-xuan-dat-nuoc-cua-thanh-hai

Ước nguyện dâng hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân đất nước của Thanh Hải qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

  • Mở bài:

Thanh Hải trọn cuộc đời mình sống gắn bó với nhân dân, đất nước. Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm nổi bậc của ông được viết những ngày cuối cùng trong cuộc đời. Bài thơ thể hiện chân thành và cảm động ước nguyện dâng hiến mùa xuân cuộc đời nhỏ bé của mình cho mùa xuân rộng lớn của đất nước của nhà thơ. Khát vọng ấy thể hiện ở khát vọng hóa thân thành một phần thiêng liêng của đất trời xứ sở:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

  • Thân bài:

Tiết tấu câu thơ sôi nổi kết hợp với những âm ”a” vang mở như lời ca trong sáng, hào hùng mà rất tự nhiên. Điệp ngữ “ta làm” nhấn mạnh ý thức tự nguyện của nhà thơ. Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống đất nước, cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Cách chọn hình ảnh tự nhiên như “con chim”, “cành hoa” vốn nhỏ bé trong đời. Nhưng con chim lại vô tư cống hiến tiếng hót vui, cành hoa tỏa hương khoe sắc, tô điểm cho mùa xuân đất nước thêm đẹp, thêm sắc màu.

Lấy cái đẹp của thiên nhiên để thể hiện cái đẹp lòng người, nhà thơ đã nói lên được nỗi niềm mong muốn được sống có ích, muốn được cống hiến cho cuộc đời. Trong bản hòa ca chung của đất nước đang hối hả, xôn xao, tác giả ước nguyện: “Ta nhập … xao xuyến” . Nhịp điệu càng dồn dập, lôi cuốn như lời mời gọi mọi người. “Nhập vào hòa ca” tức là hòa vào với cuộc sống vui tươi, hòa nhập vào để cùng nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuộc sống ấy, tác giả nguyện làm ”một nốt trầm xao xuyến”. Không phải là một âm thanh cao vút mà là một nốt trầm nhưng phải là nốt nhạc làm xao xuyến tâm hồn:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Từ láy ”lặng lẽ ‘‘ chỉ sự âm thầm, làm việc gì đó mà không ai biết . Những việc mà tác giả làm cống hiến cho đời, dù là khi còn trẻ hay dù đã hai màu tóc trên đầu vẫn luôn muốn âm thầm và lặng lẽ đóng góp để phát triển đất nước.

Qua hai khổ thơ, nhà thơ Thanh Hải đã nhẹ nhàng để lại trong lòng người đọc một suy tư sâu lắng. Nó khiến cho người dọc phải suy nghĩ về bản thân, về cuộc đời. Cuộc đời sẽ có ý nghĩa chỉ khi con người biết sống vì những điều hữu ích lớn lao, biết sống vì nhân dân, vì đất nước.

Đi giữa mùa xuân đất nước, cuốn trong dòng thời đại hôm nay, ta bỗng nhớ da diết về Thanh Hải về bài thơ ngập tràn hình ảnh mùa xuân đất nước mùa xuân dân tộc và đặc biệt là khát vọng sống cao đẹp khiêm nhường của tác giả gửi gắm qua khổ thơ. “Một mùa xuân nho nhỏ” đã thể hiện khát vọng sống cao đẹp, muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra một suy nghĩ về ý nghĩa giá trị sống của mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung. Đó là lẽ sống đẹp sống cống hiến cho cuộc đời một cách khiêm nhường , tha thiết. Ước muốn khiêm tốn, chân thành ấy là mỗi con người sẽ là một màu xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân lớn, mùa xuân bất tuyệt của đất nước. Muốn cống hiến cho cuộc đời từ lúc đôi mươi đến hết cả cuộc đời.

Tố Hữu cũng đã từng nói về lí tưởng sống, lẽ sống của mình hết sức chân thành:

“Nếu là con chim chiếc lá
con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả,
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Đó là lẽ sống cho và nhận, vay và trả. Tố Hữu quan niệm rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ mình vì mọi người mọi người vì mình. Còn Thanh Hải khiêm nhường hơn, tha thiết hơn không cần vay trả mà lặng lẽ cống hiến . Ước nguyện ấy, tình yêu ấy đã được nhà thơ Thanh Hải kính dâng cho cuộc đời, kính dâng cho nhân dân, đất nước. Đó là điều tâm niệm đau đáu của nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, đang sống. Bài thơ như một lời để lại trước lúc ra đi vẫn một mực nghĩ đến cuộc đời, đến hòa nhập và dâng hiến.

  • Kết bài:

Từ ước nguyện chân thành, cao quý của nhà thơ Thanh Hải, tuổi trẻ hôm nay – những người con của dân tộc Việt Nam hôm nay, những người sống trong mùa xuân đất nước cũng cần phải xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp. Lý tưởng của tuổi trẻ ngày nay không là gì khác ngoài yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu cuộc sống tươi đẹp, sống có ước mơ, hoài bão lớn lao. Để làm được điều đó, mỗi bạn trẻ cần nỗ lực học tập, rèn luyện và tu dưỡng thật tốt, tránh xa những trò chơi vô bổ, tránh xa những đam mê chết người. Tránh xa những cám dỗ tầm thường, những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. Nếu không được như Thanh Hải chỉ dâng hiến thì cũng hãy như Tố Hữu: Cho và nhận, vay và trả và phải là con chim biết hót chiếc lá phải xanh.

Phân tích đoạn thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Từ đó, liên hệ với hoàn cảnh sáng tác bài thơ để nhận xét ngắn gọn về tư tưởng, tình cảm của tác giả.

10 Trackbacks / Pingbacks

  1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Theki.vn
  2. Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải - Theki.vn
  3. Ý nghĩa cách xưng hô "tôi" và "ta" của Thanh Hải trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Theki.vn
  4. Phân tích ý nghĩa bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải - Theki.vn
  5. Ôn tập luyện thi văn bản: "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải) - Thế Kỉ
  6. Chủ đề và ngữ liệu liên hệ, so sánh trong bài văn nghị luận văn bản lớp 9 - Luyện thi tuyển sinh - Thế Kỉ
  7. Cảm nhận ước nguyện cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Theki.vn
  8. Cảm nhận tình yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Theki.vn
  9. Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân qua khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải - Theki.vn
  10. Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.