Cảm nhận bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

cam-nhan-bai-tho-ban-den-choi-nha-cua-nguyen-khuyen

Cảm nhận bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

  • Mở bài:

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi bậc nhất của nền thơ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Ông là người tài năng, cốt cách thanh cao, trọng tình nghĩa, sống gắn bó với miền quê nên hồn thơ cũng rất thuần hậu. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tác phẩm xuất sắc của ông. Lấy câu chuyện bạn đến thăm nhà đương khi khốn khó, tác giả giải bày nửa thực nửa hư về gia cảnh của mình, bài thơ vừa chân thành, giản dị, vừa hóm hỉnh vui tươi.

  • Thân bài:

Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với bạn hiền lâu ngày ghé thăm. Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. “Đã bấy lâu nay” là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn (Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn. Chính vì nỗi vui mừng ấy trong lòng tác giả bật ra lời chào thể hiện niềm vui bâ’t ngờ thú vị:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải, không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

(Khóc Dương Khuê)

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ – Đàn kia, gảy củng ngẩn nga tiếng đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình — Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Câu thơ bộ lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. “Bác đến chơi đây” – không có mọi giá trị vật chất chỉ có “ta với ta”. Đại từ “ta” được sử dụng rất độc đáo, “ta” là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm.

Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

Cũng là “ta với ta” nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Có thể nói, bài thơ tươi ở cảnh sắc dường như vẫn phập phồng hơi thở tự nhiên, tươi ở tình người cao khiết, vượt lên mọi lẽ thông thường

  • Kết bài:

Bài thơ Bạn đến chơi nhà thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy. Dẫu cho Nguyễn Khuyến đã đi xa, nhưng tình bạn của họ thể hiện trong bài thơ thật cảm động biết bao. Bài thơ đã gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm của con người trong cuộc sống, tình bạn bè, đồng chí, anh em…

Xem thêm:

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong thơ ca - Thế Kỉ
  2. Phân tích bài thơ "Cảm xúc mùa thu" của Đỗ Phủ - Theki.vn
  3. Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) - Theki.vn
  4. Vẻ đẹp tình bạn chân thành của Nguyễn Khuyến qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" - Theki.vn
  5. Phân tích thi pháp trung đại qua ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến - Theki.vn
  6. Bài 10. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) (Ngữ văn 8, Chân Trời Sáng Tạo) - Theki.vn
  7. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) (Ngữ văn 8, tập 2, Chân Trời Sáng Tạo) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.