Cảm nhận vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa… trong Tây Tiến của Quang Dũng

cam-nhan-cam-hung-lang-man-doan-tho-doanh-trai-bung-len-hoi-duoc-hoa-trong-tay-tien-cua-quang-dung

Cảm nhận vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…” trong Tây Tiến của Quang Dũng

  • Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và cảm hứng lãng mạn-nét đặc trưng cơ bản trong phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng nói chung và bài thơ Tấy Tiến nói riêng.

Nêu giới hạn vấn đề: Đoạn thơ “Doanh trại…đong đưa” tái hiện lại đêm liên hoan văn nghệ và cảnh chiều sương Châu Mộc qua đó làm nổi bật cảm hứng lãng mạn trong Tây Tiến cũng như các sáng tác của Quang Dũng.

  • Thân bài

Cảm hứng lãng mạn là gì?

Cảm hứng lãng mạn thể hiện trên những phương diện: cái tôi trữ tình tràn đầy tình cảm, cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng những yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, tuyệt mĩ. Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng chung của dân tộc, thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn hào hoa thơ mộng.

Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến:

Bài thơ Tây Tiến tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Đó là nét tâm lý chung của con người Việt Nam trong những năm kháng chiến chồng chất gian khổ, hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước.

Biểu hiên của cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”. 

Tái hiện đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại với không khí vui tươi, âm thanh rộn rã, sắc màu rực rỡ. Trong khoảnh khắc đó, những gì thuộc về chiến tranh dường như đã lùi xa chỉ còn lại cái tưng bừng, rạo rực của đêm hội, cái rực rỡ của ánh lửa bập bùng và gương mặt người rạng rỡ áo xiêm. Đoạn thơ lấp lánh vẻ đẹp của tình quân dân thắm thiết, vẻ đẹp của những người chiên sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ.

Kỉ niệm về buổi chia tay tiễn biệt trong chiều sương Châu Mộc vừa mênh mang vừa mờ ảo. Thiên nhiên vừa hoang sơ, vừa thơ mộng. Đó là không gian bát ngát sương chiều với hoa lau phơ phất, cái dữ dội của nước lũ, cái mỏng manh của dáng thuyền độc mộc, cái mộng mơ của những sắc hoa rừng. Cảnh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc mà đẹp như một bức tranh thời cổ. Màn sương khói bao trùm bức tranh thơ cũng là màn sương của hoài niệm, của quá khứ.

Động từ “bừng”, hình ảnh “đuốc hoa” gợi vẻ trang trọng, cổ kính. Cách hiệp vần phối thanh, đặc biệt thanh bằng được sử dụng chủ yếu ở câu “Nhạc về…” để lại dư âm về cảm giác nhẹ nhàng, chơi vơi của lòng người cùng tiếng khèn, lời ca, điệu múa…

Hình ảnh thơ tinh tế, độc đáo, hàm súc: hồn lau, dáng người, hoa đọng đưa…Cách nói phiếm chỉ, phiếm định giàu sức gợi, Cách hỏi: có nhớ? Có thấy? đã gieo vào lòng người đọc những trăn trở, băn khoăn, ngôn ngữ thơ chọn lọc, giàu nhạc điệu….

Với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đưa người đọc về với những hoài niệm trong trẻo, đáng nhớ, đáng yêu để được sống lại trong những phút giây bình yên hiếm có của thời chiến tranh. Chất nhạc của đoạn thơ ngân nga như tiếng hát. Nhạc điệu ấy được cất lên từ tâm hồn ngây ngất mê say, lãng mạn của một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc.

  • Kết bài:

Cảm hứng lãng mạn đã chi phối thế giới quan của người lính, mang đến trong thơ một thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình; mang đến những khoảnh khắc hạnh phúc, hân hoan giữa những tháng ngày bom đạn. Tây Tiến xứng đáng là một tác phẩm xuất sắc khắc tạo hoàn chỉnh bức chân dung tinh thần, phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.