Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh hiện thực nơi phủ chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực đó.

cam-nhan-cua-anh-chi-ve-buc-tranh-hien-thuc-noi-phu-chua-va-thai-do-cua-tac-gia-truoc-hien-thuc-do

Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh hiện thực nơi phủ chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực đó.

  • Mở bài:

Vào phủ chúa Trịnh được trích từ “Thượng kinh kí sự” của tác giả Lê Hữu Trác. Qua ngòi bút tinh tế, sắc sảo, con mắt quan sát tinh tường tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực cuộc sống trong phủ chúa. Qua đó toát lên giá trị hiện thực, phê phán sâu sắc của tác phẩm.

  • Thân bài:

Trước hết đó là bức tranh về cuộc sống đầy xa hoa nơi phủ chúa. Khi được triệu vào kinh thành để khám bệnh cho Thế tử, Lê Hữu Trác – “vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng từng biết” vậy mà ông cũng phải kinh ngạc khi đứng trước khung cảnh phủ chúa.

Quang cảnh giàu sang, lộng lẫy, xa hoa được gọi lên ngay từ những ấn tượng đầu tiên: “cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Giàu sang từ nơi ở: Lầu từng gác vẽ tung mây – Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào. Giàu sang trong tiện nghi sinh hoạt: vật dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng”, đồ ăn thức uống toàn cao lương mĩ vị “mâm vàng, chén bạc”, “toàn của ngon vật lạ”.

Phủ chúa phô bày sự giàu sang và cũng không che giấu sự xa xỉ. Để phục dịch một ông chúa nhỏ, một đứa ưẻ độ năm, sáu tuổi mà cố tói “năm sáu lần trướng gấm”, chiếc phòng rộng vói chiếc sập, chiếc ghế sơn son thếp vàng bày nệm gấm và những ngưòi đứng hầu hai bên. Ngưòi hầu kẻ hạ nhiều vô kể: “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch cho thế tử và lúc nào cũng có “mấy ngưòi đứng hầu hai bên”. Vật và ngưòi nơi phủ chúa không chỉ được dát vàng mà còn được trát phấn son và bao bọc bởi tầng tầng lóp lóp hương hoa.

Cảnh vật trong phủ chúa hết sức lạ lẫm, những cái cây lạ lùng những hòn đá kì lạ phô ra trước mắt tác giả. Trong phủ chúa đâu đâu cũng thấy cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, từng cơn gió thoang thoảng đưa hương. Thực “cả trời Nam sang nhất là đây”. Cách bài trí, trang trí trong phủ hết sức tráng lệ, cầu kì: “Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, nhưng đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Khung cảnh cực kì sa hoa, lộng lẫy mà không ở đâu có thể sánh nổi. Nhưng đằng sau khung cảnh ấy tác giả cũng ngầm báo hiệu một điều chẳng lành ở phía trước, bởi khi cuộc sống trong phủ chúa còn xa hoa hơn nơi ở của vua thì hẳn triều đại đó đã có nhiều biến động, chúa tiếm quyền vua. Qua đó tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của phủ chúa Trịnh.

Cuộc Sống nơi phủ chúa thật thâm nghiêm, đầy uy quyền nhưng ốm yếu, thiếu sinh khí. Cụộc sống sinh hoạt noi phủ chúa vói nhiều lễ nghi, khuôn phép, thể hiện quyền uy tột đỉnh. Để đến được chỗ ở của thế tử Cán phải qua nhiều nơi canh phòng rất cẩn mật. Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh, xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà phải viết tờ khải. Khi nói đến chúa Trịnh và thế tử, lời lẽ phải hết sức cung kính lễ độ : “Có thánh chỉ triệu cụ vào”, “Nay vâng thánh chỉ”, “Thánh thượng cho phép cụ vào hầu mạch”, “hầu mạch Đông cung thế tử”,…

Theo bước chân tác giả, người đọc có cảm giác đi vào phủ chúa như đi vào mê cung đầy uy quyền bí hiểm và ám khí: “Chúng tôi đi cửa sau vào phủ. Người truyền lệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa nữa”, “đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm “Hậu mã quân túc trực”. Để vào nơi ở của chúa còn phải lần theo lối đi “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”, phải “đi qua độ năm sáu lần trướng gấm”. Trong cái mê cung này, ám khí bao trùm không gian, cảnh vật: không ánh mặt trời, cuộc sống bị vây bọc bởi gấm vóc, phấn sáp, hương hoa. Ám khí ngấm sâu vào hình hài thể tạng Trịnh Cán : “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thời xanh, chân tay gầy gò…”. Bởi “Thế tử ờ trong chốn màn che- trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”

Qua ngòi bút kí sự với những ghi chép cụ thể, chi tiết, người đọc còn nhận ra sự lộng quyền, tiếm quyền của chúa Trịnh. Trong đoạn trích có tới bốn lần xuất hiện từ thánh chỉ ba lần từ thánh thượng để chỉ Trịnh Sâm, một lần từ thánh thể để chỉ thế tử Trịnh Cán. Chữ thánh lúc đầu dùng để chỉ người tài trí, đức độ siêu phàm, “về sau thường dùng để chỉ vua. Chúa là bề tôi của vua, không được phép dùng từ thánh để chỉ chúa. Chỉ cần qua những chi tiết này cũng đủ thấy sự lộng quyền, tiếm quyền của nhà chúa đã lên tới cực điểm.

  • Kết bài:

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã thể hiện cảm nghĩ, thái độ của Lê Hữu Trác trước hiện thực nơi phủ chúa. Tác giả tỏ thái độ phê phán cuộc sống xa hoa, trái tự nhiên trong Trịnh phủ, đồng thời không đồng tình với sự lộng quyền, tiếm quyền của chúa Trịnh.

Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.