Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta. Ta về, ta nhớ những hoa cùng người…

cam-nhan-cua-em-ve-doan-tho-sau-ta-ve-minh-co-nho-ta-ta-ve-ta-nho-nhung-hoa-cung-nguoi

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

* Gợi ý làm bài:

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

II. Thân bài:

– Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi “ân tình thủy chung” ấy.

1. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc.

a. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc: Thiên nhiên Việt Bắc đẹp như một bức tranh tứ bình, hiện lên ở các câu lục:

– Mùa đông: Hoa chuối đỏ trên nền xanh… gợi sự ấm áp…

– Mùa xuân: Hoa mơ, đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, gợi vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết của mùa xuân.

– Mùa hạ: Tiếng ve kêu râm ran gọi mùa hè, rừng phách đồng loạt chuyển màu…

– Mùa thu: Ánh trăng gợi sự thanh bình…

b. Vẻ đẹp con người Việt Bắc: Con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp cần cù, khỏe khoắn, khéo léo, tỉ mỉ, lạc quan yêu đời. Con người Việt Bắc là linh hồn của bức tranh thơ, là trung tâm của nỗi nhớ mênh mang

2. Đánh giá:

– Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt bên nhau và điểm tô cho nhau.

– Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ được nhà thơ sử dụng rất thành công.

III. Kết bài:

– Khẳng định vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.