Cảm nhận khổ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: Đêm nay rừng hoang sương muối…

cam-nhan-doan-cuoi-bai-tho-dong-chi-cua-chinh-huu

Cảm nhận khổ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Đêm nay rừng hoang sương muối…”

  • Mở bài:

Bài thơ Đồng chí của Chính hữu là khúc ca hào hùng về tình đồng chí thiêng liêng. Sau khi ngợi ca vẻ đẹp tình đồng chí keo sơn, thắm thiết, nhà thơ dành ba câu cuối cùng khép lại bài thơ. Ba câu thơ cuối của bài thơ là biểu tượng nhất, giàu chất thơ nhất tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng. Bài thơ khép lại với bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

  • Thân bài:

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….

Công việc thực sự của người lính, và tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái noi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mói thực sự thiêng liêng, cao đẹp. Ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trẽn cái nén hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “rừng hoang sương muối” – rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng canh bẽn nhau, im lăng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” thể hiện tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau, đồng sinh cộng tử vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn ngay trong cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm, giao lao.

Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lanh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh. Ý thơ ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của hoàn cảnh. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.

Hình ảnh “đầu súng trăng treo”là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh thơ rất chân thực và cũng rất lãng man. Hình ảnh này là có thật trong cảnh giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn là trăng. Trăng là bạn, là tri kỉ, cùng người lính hành quân và chiến đấu. Trăng treo trên nền trời, nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng.

Nhịp thơ ở đây là nhịp 2/2 như gợi lên một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, là sự khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt; trăng là hình ảnh của hòa bình, của thiên nhiên trong mát, của sự tái sinh và trường tồn. Sự hoà nhịp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hổn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: người lính cầm súng là để bảo vộ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng.

Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đòi người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tư của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng man, là một biểu tương cao đẹp của tình đổng chí thân thiết. Với hình tượng này, đoạn thơ xứng đáng là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp đẽ giàu chất thơ về cuộc đời người chiến sĩ, của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, bất diệt của người lính cụ Hồ.

Với lời  thơ cô động hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của tình cảm cách mạng thiêng liêng của người lính, một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết.

  • Kết bài:

Bài thơ “Đồng chí” đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến. Đặc biệt là cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ Cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khổ cuối bài thơ khép lại bức tranh đời sống và chiến đấu vừa gian khổ, vừa hào hùng của người lính Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất người lính qua đoạn thơ "Súng bên súng... đầu súng trăng treo" - Thế Kỉ
  2. Ôn tập luyện thi văn bản: "Đồng chí" (Chính Hữu) - Thế Kỉ
  3. Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu - Thế Kỉ
  4. Cảm nhận vẻ đẹp ý chí chiến đấu và niềm tin tất thắng trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu - Theki.vn
  5. Đóng vai người lính trong bài thơ "Đồng chí" kể lại những ngày chiến đấu gian khổ ở nơi rừng núi - Theki.vn
  6. Phân tích vẻ đẹp hình tượng của người lính trong chiến tranh qua bài Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Theki.vn
  7. So sánh hình tượng trăng trong Đồng chí (Chính Hữu) và Ánh Trăng (Nguyễn Duy) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.