Cảm nhận đoạn thơ “Tiếng thơ ai động đất trời…” (Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu).

cam-nhan-doan-tho-tieng-tho-ai-dong-dat-troi-kinh-gui-cu-nguyen-du-to-huu

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu:

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người

(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr.160)

Dàn bài hướng dẫn:

I. Mở bài:

– Giới thiệu thi hào Nguyễn Du, kiệt tác Truyện Kiều và đoạn trích.

II. Thân bài:

– “Tiếng thơ ai động đất trời”.

+ Tố Hữu cảm nhận thơ Nguyễn Du (ở kiệt tác Truyện Kiều) trong một tương quan đặc biệt. Thơ Nguyễn Du không chỉ tác động đến cả đất trời mênh mông. Từ “động” được Tố Hữu dùng rất điêu luyện, làm tăng hiệu quả nghệ thuật của lời thơ.

– Chỉ một tiếng thơ của cá nhân “ai” đó, vậy mà có thể làm “động” đến cả trời đất. Cách đánh giá như thế là rất cao.

→ Tiếng thơ Nguyễn Du là kết tinh của cả nghìn năm văn hiến và nó sẽ vang dội đến nghìn năm sau nữa. Nghĩa là thơ Nguyễn Du tồn tại mãi mãi bất chấp quy luật nghiệt ngã của thời gian. Bởi vì đó là tiếng nói của tình đời, tình người, là tình thương của lòng mẹ. Cho nên nó sẽ có ảnh hưởng mãi các thế hệ đời sau.

– “Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”:

+ “Nghe như non nước”: đọc Truyện Kiều như nghe thấy được tâm tư, tình cảm của dân tộc.

+ “Vọng lời ngàn thu”: đó là tiếng thở than của biết bao kiếp người lầm than, cơ cực, trắc trở trong cuộc đời.

 Bằng nghệ thuật so sánh tu từ, nhân hóa tu từ, nhân hoa tu từ, đối ngữ tương hỗ. Tô Hữu khẳng định rằng Truyện Kiều đã hòa vào và sẽ trường tồn trong sự trường tồn của núi sông này.

– “Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du”:

+ Trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh Nguyễn Du” muốn hậu thế 300 năm lẻ nữa, người đời có sự cảm thông, chia sẻ với mình nhưng Tố Hữu khẳng định “nghìn năm sau” – tức là không phải chỉ có 300 năm lẻ, đây là một sự khẳng định thật dứt khoát và xác đáng.

+ Ở câu thơ này, chúng ta còn thấy Tố Hữu có một sự dụng công nghệ thuật tuy không lớn lắm về phương diện chắt lọc từ. Nhà thơ dùng phép thế đổng nghĩa “nghìn năm” (ở câu 3) để thay thế cho “ngàn thu” ( câu 2) tránh sự lặp lại về từ nhưng lại làm nảy nở nghệ thuật tinh lọc từ.

– “Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”:

+ “Tiếng thương” là tiếng nói của tình thương, tiếng chở tình thương, tiếng nói của chủ nghĩa bao la, tiếng phê phán những thái độ phong kiến chà đạp con người, tiếng nói đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục. Tiếng thơ ấy tiêu biểu hơn cả chính là “tiếng mẹ ru hời”, chăm sóc con thơ, vỗ về con thơ đi vào giấc ngủ yên bình. Chính Truyện Kiều đã phát ra một tiếng thương, một tiếng kêu mới về một nỗi đau đến đứt ruột, đã khơi gợi được những nỗi niềm đồng cảm của những bà mẹ Việt Nam trong xã hội.

III. Kết bài:

– Bốn câu thơ trích trên là kết tinh nghệ thuật của bài thơ.


Tham khảo:

Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của thi hào Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế biết bao yêu mến và tự hào. Kiệt tác Truyện Kiều đã chạm đến trái tim của nhân loại. Cho đến nay ”Truyện Kiều” vẫn là hòn ngọc sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân tộc. Thiên tuyệt bút này của Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát triển nền văn học cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, nhà thơ Tố Hữu đã bày tỏ tình cảm của mình về truyện Kiều và Nguyễn Du bằng những lời thơ xúc động:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người”.

Bài thơ trừ bốn câu thơ đầu và cuối, tất cả có năm khổ thơ với ba cặp lục bát tương xứng. Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, những so sánh bất ngờ… ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du, một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên “Truyện Kiều”, một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao, góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam. Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa, Tố Hữu đã viết:

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi, đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình, nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước, của thời gian xa xưa, của quá khứ. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào, hân hoan, đón nhận của một tấm lòng hậu thế muốn đền đáp tấm lòng cha ông xưa. Nỗi niềm ấy, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng vọng. Hai câu thơ không những khái quát được tầm vóc, giá trị to lớn của tài năng Nguyễn Du mà còn thể hiện sâu sắc tình cảm cao đẹp của Tố Hữu – thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khá của cha ông.

Lối thơ ấy, tiếng lòng hân hoan Tố Hữu lại tiếp tục rộng mở vươn tới những giá trị vĩnh hằng khác:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng, của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỷ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khứ.. Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan, hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài. Tiếng thơ của Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ”, mà “tiếng mẹ” thì gần gũi, thiết tha quá. Đó là lời ru nhẹ nhàng ân tình, chan chứa tình yêu thương và trong ấy gửi gắm bao mơ ước thật cao đẹp. Và vì thế tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng ru của mẹ ân tình, ngọt ngào thổi vào lòng bao thế hệ có sức mạnh thật lớn lao. Tình cảm ấy, khúc hát ru ân tình ấy là lời nhắc nhở, thủ thỉ cho con- thế hệ hôm nay vững bước trưởng thành.

Tiếng lòng đồng vọng của cõi xưa nhập cùng thế hệ hôm nay để con lại vang lên lời ca tự hào:

Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!

Trên trục kết cấu “xưa – nay”, “con – Người” cùng vang lên tiếng lòng khát khao tìm kiếm tri âm. Người hôm nay sẽ cùng người xưa hát tiếp khúc tráng ca ấy chào đón cách mạng. Chữ “cùng” đã thể hiện đầy đủ ước vọng của chúng con và Người. Tình cảm ấy, nghĩa cử ấy thật đáng tự hào và trân trọng.

Sáu câu thơ, ba cặp lục bát song hành ấy là tình cảm, tiếng lòng của chúng con thế hệ hôm nay đáp lời quá khứ. Đó cũng là lời hứa chân thành nhất của thế hệ hôm nay cùng ngân vang theo nhịp đập của quá khứ.

Bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn, sử dụng hình ảnh có tính gợi hình, giọng điệu ân tình, ngọt ngào, đậm chất dân tộc, khổ thơ đã thể hiện trọn vẹn phong cách thơ Tố Hữu: khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị, một giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Khổ thơ khép lại nhưng lại mở ra một chân trời mới, tương lai mới trong hành trình chống Mỹ hôm nay:

Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân

“Bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài…”.

Cảm nhận tấm lòng trân trọng của Tố Hữu đối với thi hào Nguyễn Du qua bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.