Cảm nhận giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc

cam-nhan-giong-tho-tam-tinh-ngot-ngao-va-nghe-thuat-bieu-hien-giau-tinh-dan-toc-cua-to-huu-qua-bai-tho-viet-bac

Cảm nhận giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc.

  • Mở bài

“Việt Bắc” được viết ra như tiếng hát của mối tình tha thiết và là sợ dây gắn kết giữa đồng bào vùng kháng chiến với các đồng chí cách mạng. “Việt Bắc” hấp dẫn người đọc không chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ Tố Hữu.

  • Thân bài

Việt Bắc là bài ca ân tình được viết bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết. Bài thơ tái hiện cuộc chia tay giữa những người kháng chiến nhưng tác giả lại dùng lời của những người yêu nhau để giải bày tâm sự về sử dụng lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao, dân ca.

Mở đầu là cuộc chia tay của những người đã gắn bó với nhau bền lâu: người dân Việt Bắc và những người kháng chiến. Người ở lại (người dân Việt Bắc): nhắc lại những kỉ niệm gắn bó, cội nguồn của nghĩa tình trong suốt 15 năm kháng chiến “Mình về mình có nhớ ta / Mười lăm năm  ấy thiết tha mặn nồng”, Người ở lại như rất nhạy cảm trước sự thay đổi của hoàn cảnh. Người ra đi – (các đồng chí cách mạng): mang trong mình nỗi nhớ khôn nguôi “Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”.

Người đi kẻ ở đều mang trong mình một mối ân tình sâu nặng khó phai “nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”. Tác giả sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình-ta” một cách sáng tạo, tài tình. đó chính là sự chuyển hóa đa nghĩa tạo nên sự thống nhất giữa người đi – kẻ ở, Giữa mình và ta( mình và ta vừa trí người cán bộ cách mạng lại vừa chỉ người Việt Bắc, hay mà là một, một mà là hai).

Mình về mình có nhớ ta (mình: cán bộ cách mạng,ta: người Việt Bắc). Ta về mình có nhớ ta (“ta”: cán bộ cách mạng, “mình”: người Việt Bắc). Mình đi, mình lại nhớ mình (từ “mình” thứ ba vừa là người cán bộ cách mạng vừa là người Việt Bắc).

Sau khúc dạo đầu, tác giả đã nhắc đến hàng loạt kỷ niệm đây nhớ tên giữa ta và mình, mình và ta, những kỷ niệm “Nhớ khi kháng chiến Nhật, thuở còn Việt Minh” ấy đang dọn hiện về bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết.

Kỷ niệm gắn liền với nỗi nhớ, bài thơ là một nỗi nhớ da diết từ nhớ cảnh đến nhớ người, nhớ nghĩa tình cách mạng (chú ý từ nhớ được nhắc đi nhắc lại tới 35 lần). đây chính là sự rung động, tình cảm chân thật, thắm thiết của nhà thơ với cuộc sống và con người Việt Bắc.

Việt Bắc con là bài thơ giàu tính dân tộc. Nhà thơ đã phát huy được những thế mạnh của thể thơ lục bát truyền thống. với kết cấu của lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong tình yêu của ca dao, dân  ca tạo nên sự uyển chuyển trong từng câu từng chữ khiến cho người đọc cảm thấy dễ nhớ dễ thuộc và không nhàm chán.

Ngôn ngữ thơ giản dị, câu từ trong sáng gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng cũng giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh kết hợp với nghệ thuật tu từ tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ. (chú ý cặp đại từ nhân xưng “ta, mình”, nghệ thuật sử dụng điệp từ “nhớ”, các hình ảnh so sánh, hoán dụ…)

  • Kết luận

“Việt Bắc” là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ Tố Hữu. Bài thơ là một thành công của Tố Hữu trong việc biểu hiện nghĩa tình cách mạng. có được thành công đó chính là nhờ vào giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết về Nghệ thuật Biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông.


Tham khảo:

Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong “Việt Bắc”.

Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ) Tố Hữu đã sử dụng thể thơ dân tộc nhất là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hóa, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu tha thiết, sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng (Nhớ gì như nhớ người yêu…), lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đường Việt Bắc của ta… Đèn pha bật sáng như ngày mai lên).

Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính dân tộc, và nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đi suốt 150 câu lục bát không bị nhàm chán.

Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ; bước chân nát đá (sáng tạo từ câu ca dao: Trông cho chân cứng đá mềm). Có những hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt là hình ảnh đậm đà của tình giai cấp:

Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng “ta – mình, mình – ta” quấn quít với nhau và đại từ phiếm chỉ “ai”. Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu.

Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc – từ thể thơ lục bát: nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, không đơn điệu (có lúc hùng tráng như cảnh Việt Bắc ra quân”, trang nghiêm như cảnh buổi họp của Trung ương, Chính phủ…)

Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sống lâu bền trong lòng nhân dân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.

Chất tình ca trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích tình cảm thủy chung son sắt, lòng biết ơn chân thành và ghi lòng tạc dạ của người cán bộ về xuôi trong bài thơ Việt Bắc: Ta với mình, mình với ta.... Chày đêm nện cối đều đều suối xa - T
  2. Dàn bài: Phân tích 8 câu thơ đầu đoạn trích "Việt Bắc" (Tố Hữu) - Theki.vn
  3. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc: Ta về, mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung  - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.