Cảm nhận hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

cam-nhan-hinh-anh-nguoi-tu-cach-mang-trong-bai-tho-chieu-toi-mo-cua-ho-chi-minh

Cảm nhận hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

Dễ nhận thấy trong thơ cổ, thiên nhiên thường chiếm vị trí chủ thể. Con người trong đó thường ẩn đi như muốn hòa vào thiên nhiên. Nhưng ở Mộ (Chiều tối), hình ảnh nổi bật nơi trung tâm bức tranh là hình ảnh con người, hình ảnh ngọn lửa của sự sống, của ánh sáng, niềm tin. Hai câu đầu là bóng tối thì hai câu sau đã là ánh sáng đỏ rực. Đó chính là tinh thần thời đại thể hiện trong thơ Hồ Chí Minh.

Mở đầu là thời gian buổi chiều là khoảng thời gian đặc biệt – là khoảnh khắc cuối cùng của một ngày, con người dễ rơi vào một trạng thái buồn, cô lẻ. Đặt vào hoàn cảnh của Bác: Bị tù đày, lại đang trên đường, giữa chốn núi rừng âm u, thì nỗi buồn lại càng dễ dâng trào. Thế nhưng cảm hứng thơ lại đến với người rất tự nhiên.

Một con người lạc quan, yêu thiên nhiên, tạo vật, biết vượt lên trên hoàn cảnh.

Hai câu thơ tái hiện thời gian, không gian ở chốn núi rừng với bút pháp chấm phá quen thuộc vẫn thường gặp trong thơ Đường. Nhà thơ đặc tả hai hình ảnh: cánh chim mỏi mệt tìm về tổ và áng mây cô lẻ trôi giữa bầu trời nhưng cũng đủ để làm toát lên cái thần của cảnh chiều tối nơi núi rừng.

Người không nói đến thời gian nhưng thời gian vẫn hiện lên qua cảnh vật: hình ảnh cánh chim bay về tổ kết thúc một ngày.Hai câu thơ của Bác gợi nhắc đến hai câu thơ của Lí Bạch. Cùng miêu tả hai đối tượng chim và mây nhưng giữa hai bài thơ lại là hai thế giới hoàn toàn khác nhau:

Trong thơ Lí Bạch không có sắc thái biểu thị thời gian. Cánh chim trong thơ Lí Bạch bay mất hút vào không gian vô tận còn cánh chim trong thơ HCM lại bay về tổ trong tâm trạng mệt mỏi. Quan trọng hơn, qua cánh chim mỏi đó, chủ thể trữ tình còn thấy được sự tương đồng với cảnh ngộ và tâm trạng của mình. Và chính sự tương đồng ấy dễ tạo nên sự cảm thông giữa người và cảnh.Câu thơ dịch chưa chuyển hết ý tứ trong nguyên bản Cô vân mạn mạn độ thiên không. Chòm mây như có tâm trạng, tâm hồn. Nó cô đơn, lẻ loi giữa đất trời bao la, cũng như người tù đang cô lẻ nơi núi rừng âm u, nơi đất khách quê người. Bản dịch chỉ nói “trôi nhẹ” – trong dáng trôi của chòm mây có trạng thái thanh thản, nhàn tản của bậc tao nhân mặc khách chứ không có tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

Thiên nhiên ẩn chứa tâm trạng con người.

Hai câu cuối trong bản dịch thơ xuất hiện từ tối mà trong nguyên tác không có. Sự xuất hiện của từ tối trong câu 3 đã khiến ý thơ bị lộ, làm mất tính hàm súc của thơ Đường luật.Trong bản nguyên tác ma bao túc – bao túc dịch thành xay ngô tối – xay hết cũng làm mất đi giá trị của điệp từ bao túc trong nguyên tác.

Hai câu cuối có sự di chuyển điểm nhìn: từ cao xuống thấp, từ thiên nhiên mang màu sắc ước lệ mà vẫn hiện thực sang bức tranh thiên nhiên miêu tả cuộc sống con người: gần gũi, chân thực mà vẫn thoáng ý nghĩa biểu tượng. Trung tâm của bức tranh cuộc sống, bức tranh chiều tối là hình ảnh của thôn nữ xóm núi xay ngô. Điệp từ ma bao túc – bao túc ma được sử dụng ở cuối câu ba, đầu câu bốn đã tạo nên bước chuyển của thời gian.

Tác giả Lê Trí Viễn đã có nhận xét khá tinh tế về hai câu thơ này: “Nguyên văn không nói đến chữ tối mà tự nhiên nói đến thời gian trôi dần dần theo cánh chim chiều và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi “ma bao túc, bao túc ma hoàn” và đến khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”,lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên. Đồng thời điệp ngữ vắt dòng này cũng diễn tả khá chính xác động tác lao động nặng nhọc của người thiếu nữ miền sơn cước. Hình ảnh con người lao động xuất hiện bên ánh lửa đỏ đã xua tan đêm tối giá lạnh, xua đi cảm giác mệt nhọc bao phủ toàn bộ hai câu thơ trên, của chủ thể trữ tình – người tù.Chữ hồng cuối bài thơ có thể xem chính là nhãn tự của cả bài. Chỉ một chữ hồng nhưng đã mang đến hơi ấm cho cả bài thơ, xua đi cái cảm giác nặng nhọc trong từng bước quay đều đều của người thiếu nữ đang xay ngô”.

Bản thân chữ hồng trong nguyên tác đã chứa ánh lửa rực rỡ và chính ánh lửa đó đã tạo ra sức sống cho cả bài thơ.
Màu sắc cổ điển thường thể hiện ở những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, bút pháp chấm phá, ở phong thái ung dung tự tại của cái tôi trữ tình.

Dù đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động.

Hình ảnh thơ hương về ánh sáng thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế.

Bài thơ thể hiện đậm nét tinh thần yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.Tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh hiện tại, hướng tới tương lai tươi sáng với một niềm tin mãnh liệt của nhà thơ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.