Cảm nhận Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng

\mua-xuan-cua-toi

Cảm nhận “Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng

  • Mở bài:

Văn bản Mùa xuân của tôi được trích từ thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập “Thương nhớ mười hai” (1960 – 1971). Nhan đề Mùa xuân của tôi (tên bài do người biên soạn sách đặt) là đoạn đầu của thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt.

  • Thân bài:

Mùa xuân của tôi là một văn bản biểu cảm nói về tình cảm của con người với mùa xuân. Bằng giọng điệu trữ tình tha thiết và những hình ảnh, chi tiết đặc sắc, bài văn đã tái hiện một cách sinh động không khí sinh hoạt và cảnh sắc mùa xuân trong những ngày mùa xuân ở Hà Nội nói riêng và ở Bắc Việt nói chung qua sự cảm nhận và quan sát tinh tế của tác giả. Bài văn đã thể hiện tình yêu và nỗi nhớ quê hương tha thiết, lòng yêu cuộc sống và khát vọng thống nhất đất nước của nhà văn Vũ Bằng.

“Thương nhở mười hai” là một áng văn bất hủ viết về đất nước quê hương. Phải là một con người chất chứa một niềm đau không thé giãi bày cùng ai, gánh chịu một nỗi cô đơn khủng khiếp lắm mới tuôn ra được ngòi bút của mình những câu văn như có ma ám, từng dòng, từng dòng như một thế lực siêu nhiên vừa hành hạ, vừa chắp cánh cho tâm hồn, cho cõi lòng để bao nhiêu tài hoa biến thành niềm thương nhớ thấu trời, thấu đất” (Triệu Xuân). Ở đoạn đầu của văn bản, tác giả đã khái quát quy luật tự nhiên: Tình cảm của con người đối vói mùa xuân là một lẽ thường tình, là một quy luật tất yếu, “không có gì lạ hết” bằng một loạt những cặp ẩn dụ đối sánh: non – nước; bướm – hoa; trăng – gió; trai – gái; mẹ – con; cô gái còn son – chồng,..

Với những hình ảnh so sánh rất phong tình, gợi cảm, tác giả khảng định được tình cảm con người vói mùa xuân sâu sắc, mặn nồng, không thể khác được. Nhũng câu giả định láy đi láy lại “ai bảo được”, “ai cấm được”. Riêng chữ “thương” được nhắc đi nhắc lại 4 lần liên kết với chữ “yêu”. Chữ “nhớ” đã tạo nên trường thương nhớ mênh mang tràn ngập khắp các câu văn và giai điệu du dương trầm bổng như lời thơ, lời hát.

Phần tiếp theo, nhà văn Vũ Bằng đã thể hiện tình cảm tha thiết, nồng nàn của mình dối vói cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc. Để khẳng định tình cảm của mình với mùa xuân xứ Bắc, ông đã dùng biện pháp so sánh tăng cấp.

Tác giả dã gọi tên đối tượng yêu thương của mình rất cụ thể, rõ ràng “mùa xuân Bắc Việt – mùa xuân của Hà Nội”. Từ đó, những hình ảnh của mùa xuân đất Bắc cứ nối tiếp nhau tuôn trào trong nỗi nhớ mênh mang. “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kều trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình cùa cô gái đẹp như thơ mộng”.

Đến đây, ta bất giác chợt liên tường đến hình ảnh nàng thu trong thơ Xuân Diệu “Đáy mùa thu tới! Mùa thu tới! Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Người giai nhân mùa thu trong thơ Xuân Diệu mang chiếc áo dột màu thời gian đang chuyển từ vàng mơ sang phai tàn. Còn xuân trong văn Vũ Bằng không lộng lẫy, kiêu sa như thế mà e ấp, nhẹ nhàng như một cô thôn nữ.

Vũ Bằng đã dùng chất liệu văn hóa dân gian Bắc Việt để gợi tả mùa xuân của mình. “Mưa riêu riêu” là cách viết rất tinh tế. Không phải “mưa xuân phơi phới bay”, cũng không phải “mưa lắc rắc rơi”. “Mưa riêu riêu” gợi hình ảnh mưa xuân như có dáng, có hình, thanh thanh, manh mảnh. Mưa vừa đủ độ bay nhưng cũng chưa đủ để làm ướt con đường, làm “lỡ làng các cô gái đến với hội chèo”.

Theo với mưa, gió cũng thế “gió lành lạnh”. Cái lạnh se sẽ, e ấp trong gió gợi phút mùa xuân mới chớm. Và trong không gian thơ mộng đó, những âm thanh của thiên nhiên của con người ngân lên đẹp như trong ca dao, cổ tích: “có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trổng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có cáu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”. Những âm thanh làng quê dân gian, của hội vui, của tình yêu vang lên tuy thấp thoáng xa xa nhưng tình tứ, thôi thúc, mời gọi xiết bao! Phút mùa xuân mới đến ban đầu với thời tiết, khí hậu và con người thật nhẹ nhàng, quyến rũ. Mùa xuân mang bóng hình thiếu nữ đất Bắc, thanh thoát, mảnh mai mà nhẹ nhàng, e ấp.

Đằng sau bức tranh mùa xuân ấy là điệu nhạc lòng mề dắm phiêu diêu của nhà văn. Ông đã chú trọng làm nổi bật sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người bằng những hình ảnh đặc sắc: “mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cán uống rượu mạnh cũng thấy lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống”. Người yêu cảnh không chỉ cảm nhận về cảnh bằng con mắt của một thi sĩ mà bằng chính điệu nhạc trong tâm hồn mình.

Phút chuyển mùa “trời đất mang mang”, con người cũng rạo rực một sức sống mênh mang, thôi thúc khiến ngưòi ta không thể ngồi yên phải lang thang đi ra ngoài để hòa mình trọn vẹn vào không khí mùa xuân. Cái cảm giác say sưa ấy cứ ngấm vào ta một cách ngọt ngào, nhẹ nhàng, êm ái.

Một loạt những hình ảnh so sánh đã thể hiện sức manh làm hồi sinh tâm hồn con người của mùa xuân. Nhựa sống trong người căng lén như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non cửa cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li tì. Tim người dường như cũng trẻ lại hơn ra và dập mạnh hơn. Y như một con vật nằm thu hình nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng sống lại và thèm yêu thương.

Điểm độc đáo của những biện pháp so sánh ấy là sự tương đồng của sức sống vạn vật, tâm hồn con người bừng nở, căng trào, sinh sồi, đẹp đẽ, thánh thiện. Xuân của đất trời và xuân của lòng người. Con người cũng như con nai, như mầm cây, như con vật trú rét được tiếp thêm dòng nhựa cuồn cuộn của mùa xuân. Những từ chỉ mức độ “phát điên lên, căng lên, không chịu được, trồi ra, trẻ ra, dập mạnh hơn, sống lại” diễn tả sức sống mãnh liệt không thể ngăn cản được của mùa xuân tràn trề tuôn chảy trong tâm hồn người.

Mùa xuân còn đem đến cho sinh hoạt gia đình một hơi ấm mới: “nhang trám, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường”. Giọng văn thành kính như hướng về cội nguồn, như lắng lại để con người đắm mình trong không khí ấm áp đoàn tụ của gia đình. Giây phút này sao mà thiêng liêng thế!

Khác với đoạn “mưa riêu riêu, gió lành lạnh” những câu văn ngắn như những vần thơ nhỏ diễn tả cảm xúc mới chớm nở khi xuân về còn nhẹ nhàng, e ấp. Đoạn văn này câu văn dài hơi hơn diễn tả mạch cảm xúc mạnh mẽ, tuôn trào hơn. Cảm xúc với mùa xuân của tác giả như tình yêu với giai nhân. Nó say sưa, mê đắm, chuếnh choáng. Nó xâm chiếm toàn bộ con người. Nó làm cho con người ta thèm khát yêu thương: “lòng cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm mới ra ràng mờ hội liên hoan”… Bời thế, Vũ Bằng đã tôn vinh nàng xuân của mình : “cái mùa xuân thần thánh của tôi”.

Nỗi nhớ tài hoa “thấu trời, thấu đất” về mùa xuân đất Bắc của Vũ Bằng khiến ta nhớ đến mối tình si của thi sĩ Xuân Diệu “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nỗi nhớ ấy là chiếc lá non của tâm hồn phong tình, lãng mạn xiết bao!

Cũng giống như những câu văn mở đầu đoạn 2, câu vãn mở đầu đoạn 3 của nhà thơ cũng bắt đầu bằng một tiếng gọi về nàng xuân của mình: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thản yêu, cùa Bắc Việt thương mến”. Câu văn cất lên như một điệp khúc yêu thương khẳng định tình cảm với mùa xuân đất Bắc của nhà văn là vĩnh hằng. Nó mang giai điệu da diết vì nó cất lên trong nỗi nhớ và khát khao cháy bỏng. Trong nỗi nhở ấy, tác giả đã tập trung miêu tả nét riêng của đất trời, không khí mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt trong những ngày sau rằm tháng giêng âm lịch.

Bằng thủ pháp so sánh với cảnh thiên nhiên và sinh hoạt con người ở cuối đông đầu tiêng, Vũ Bằng đã cho ta thấy cái đặc sắc của cảnh:

Cuối đông đầu giêng, thiên nhiên tươi xanh, tràn trề sức sống với đào thắm, cỏ mướt xanh. Bầu trời nồm, mưa phùn. Nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Cuộc sống con người  cũng rộn ràng với món ăn ngày tết: thịt mô dưa hành. Khắp nơi tưng bừng vói các trò chơi ngày tết, lễ hội.

Sau rằm tháng giêng, đào hơi phai nhưng nhụy vẩn còn phong, cỏ nức một mùi hương man mác. Trời hết nồm mưa xuân. Nền trời trong trong, những làn sáng hồng hồng, những vệt xanh tươi… Lúc này, con người cũng trở vè với những bữa ăn giản dị ngày thường: cà om với thịt thăn, bát canh trứng cua. Cuộc sống êm đềm thường nhật: cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ đã hạ xuống, các trò vui ngày Tết đã tạm thời kết thúc.

Nếu cảm xúc mùa xuân trong đoạn 2 là mạnh mẽ, say đắm thì cảm xúc mùa xuân trong đoạn 3 là sự chìm sâu, lắng đọng. Nếu ở đoạn 2, người yêu cảnh ngồi yên không chịu được thì ở đoạn này con người yêu cảnh thật thư thái, yên ả: “sáng dậy nằm dài nhìn ra cửa sổ, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa”. Bởi thế, khác với cảnh thiên nhiên cuối đông đầu giêng, bức tranh thiên nhiên sau rằm hiện lên thật tươi sáng, tinh khôi. Còn sinh hoạt con người gợi nhịp sống êm đềm, bình yên, thanh khiết.

Cảnh sắc xuân chớm rộ và sự hồi sinh với hồn người nhưng kết thúc lại ở không khí gia đình đoàn tụ, êm đềm, trên kính dưới nhường. Sau những phút phiêu diêu trên trời dưới đất với cảnh, con người lại trở về điểm cuối cùng là bữa cơm giản dị của gia đình và nhịp sống nhẹ nhàng thường nhật. Như vây, gia đình với những sinh hoạt bình dị hàng ngày mới là điểm đến cuối cùng trong tâm hồn nhà văn. Điều đó thể hiện niềm tin yêu, trân trọng, sự nâng niu, khẳng đinh vẻ đẹp bình dị của tình người nồng ấm. Đó mới là những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống. Đó mới là nét đẹp vĩnh cửu của mùa xuân – mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt – mùa xuân của Hà Nội. Trong nỗi nhớ đau đáu và da diết của nhà văn, hình ảnh gia đình, hình ảnh mùa xuân đất Bắc chan chứa một khát vọng đoàn tụ, trở về, sum họp.

Tác giả Vũ Bằng có sự quan sát và cảm nhận tinh tế đã miêu tả được cảnh vật một cách sinh động, chân thực. Giọng điệu văn bản vừa sôi nổi, vừa tha thiết đã tạo nên sức truyền cảm mạnh mẽ. Ông sử dụng hình ảnh và từ ngữ đặc sắc, sử dụng các phép nghệ thuật độc đáo như phép so sánh, phép điệp ngữ, phép liệt kê… Lời văn giàu hình ảnh, giàu nhịp điêu và giàu sức biểu cảm. “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng dù là văn xuôi nhưng tuôn chảy như một bài thơ chất chứa tâm trạng và sự tài hoa của người nghệ sĩ.

  • Kết bài:

“Mùa xuân của tôi” được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc với nỗi niềm nhớ thương da diết. Trong tâm trạng ấy, câu văn của Vũ Bằng dường như chất chứa nhiều tâm sự hơn. Nét nổi bật của bài viết này là việc tái hiện lại cảnh sắc tháng giêng của miền Bắc và sự rạo rực trong lòng người khi mùa xuân đến. Nỗi lòng thương nhớ da diết của tác giả ẩn chìm trong từng câu, từng chữ và được thể hiện bằng một ngòi bút tài hoa, tinh tế làm nao động lòng người.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thương nhớ mùa xuân (Trích Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng) (Bài 7, Ngữ văn 11, tập 2, Cánh Diều) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.