Cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng

cam-nhan-ve-cai-toi-cua-nha-tho-xuan-quynh-trong-bai-tho-song

Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt”. Lại có ý kiến khẳng định: “Bài thơ đã thể hiện cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người”.

  • Mở bài:

– Là một trong những người viết thơ tình có sức hấp dẫn nhất trong thơ Việt Nam sau năm 1945, Xuân Quỳnh vừa chinh phục bạn đọc bằng một tiếng nói dung dị,chân thành vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu trải nghiệm.

– Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh viết năm 1967 tại biển Diêm Điền Thái Bình, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” . Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. – Trích dẫn 2 ý kiến.

  • Thân bài:

1. Giải thích 2 ý kiến:

– Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng… của nhà thơ trước cuộc đời.

– Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn.

– Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, trăn trở suy tư khi nhận ra sự mong manh trong tình yêu và sự ngắn ngủi của đời người.

⇒ 2 ý kiến, 2 góc nhìn khác nhau song đều hướng vào khám phá thế giới tâm hồn của nhà thơ.

2. Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”:

Hình ảnh cái tôi Xuân Quỳnh được thể hiện song hành, gắn bó với hình tượng”sóng”, khi tách rời, khi nhập vào làm một.

* Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt:

– Cái tôi với nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu giống như qui luật của sóng trên biển cả: lúc mạnh mẽ lúc dịu dàng, đầy nữ tính: “dữ dội và dịu êm /  ồn ào và lặng lẽ”. Cái tôi ấy luôn khát khao được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc, hướng tới tình yêu chân thành, đích thực: “sông không hiểu nổi mình / sóng tìm ra tận bể”.

– Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn như là sóng và không thể nào lí giải được.(Khổ 3,4)

– Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ. (Khổ 5,6)

– Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc. (Khổ 7,8)

* Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người:

– Giả thiết: “dẫu xuôi”, “dẫu ngược” chất chứa dự cảm về những trắc trở trong tình yêu. “Phương Bắc”, “phương Nam”: gợi không gian xa cách, ẩn giấu những phấp phỏng lo âu về sự cách trở. Như vậy, ngay cả khi tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, say đắm, lòng người phụ nữ vẫn không tránh khỏi những dự cảm không lành.

– Cái tôi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hoá thân vào sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để tình yêu được bất tử hóa, vượt qua sự hữu hạn của đời người. (Khổ 9)

* Nghệ thuật thể hiện:

– Cái tôi trong Sóng được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.

– Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ.

3. Bình luận, lí giải 2 ý kiến:

– Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau thể hiện sự nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó – đó là những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang vô cùng căng thẳng và đặt trong cảnh ngộ riêng của nhà thơ – từng đổ vỡ trong tình yêu, chúng ta sẽ thấu hiểu vì sao trong cái tôi Xuân Quỳnh lại có những thái cực cảm xúc tưởng chừng đối lập như vậy.

  • Kết bài:

– Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Với trái tim yêu nồng nàn, tha thiết, Xuân Quỳnh mãi là nhà thơ tình được nhiều độc giả trong và ngoài nước yêu thương, mến mộ.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Hình t­ượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đ­ược miêu tả nh­ư thế nào? - Theki.vn
  2. Kết cấu hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.