Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

cam-nhan-ve-dep-buc-tranh-thien-nhien-va-cuoc-song-trong-bai-tho-chieu-toi-cua-ho-chi-minh

Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

1. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Chiều tối.

– Thiên nhiên trong tư thế vận động:

+ Khung cảnh thiên nhiên miền sơn cước hiện ra đơn sơ qua cánh chim chiều mỏi mệt và áng mây lẻ loi, lửng lờ trôi giữa tầng không.

+ Hình ảnh thiên nhiên không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận ở trạng thái bên trong. Cánh chim, chòm mây như mang hồn người. Chúng như mang cái mỏi mệt, lẻ loi, đơn độc của người tù nơi đât khách.

– Tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh:

+ Tình yêu thiên nhiên: Dù trong hoàn cảnh nào, tâm hồn của Bác vẫn luôn hướng về thiên nhiên. Mệt mỏi và đau đớn, vậy mà cảm hứng thơ vẫn đến với Người.

+ Ý chí, nghị lực phi thường và sự tự chủ, tự do về tinh thần: Trong hai câu thơ ta không thấy chân dung người tù khổ ải mà thay vào đó là hình ảnh của bậc tao nho mặc khách đang ung dung thưởng ngoạn cảnh chiều hôm.

2. Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống trong bài thơ Chiều tối.

Cuộc sống đầm ấp, đầy sáng:

+ Hình ảnh cô gái xay ngô trong chiều tối toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống. Giữa rừng núi mênh mông, thiếu nữ sơn cước không bị không bị hòa lẫn vào cảnh vật mà trái lại, cô chính là điểm sáng của bức tranh.

+ Hình ảnh lò than rực hồng: với chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã đã diễn tả ở hai câu trên, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô gái sau khi xay xong ngô tối.

– Tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh:

Có cái nhìn trìu mến hướng về sự sống. Cái nhìn ấy thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương của Người đối với những người lao động nghèo, không phân biệt quốc gia, dân tộc.

3. Nghệ thuật:

Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nghệ thuật:

– Bút pháp chấm phá.
– Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
– Bút pháp vẽ mây nẩy trăng.
– Sử dụng nhãn tự.
– Hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

4. Sự vận động của mạch trữ tình:

+ Từ ánh chiều âm u, lạnh lẽo đến ánh lửa rực hồng, ấm áp.
+ Từ mệt mỏi đến khỏe khoắn.
+ Từ buồn đến vui.

⇒ Sự vận động này cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.