Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương được miêu tả ở đầu bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

cam-nhan-ve-dep-dong-song-huong-duoc-mieu-ta-o-dau-but-ki-ai-da-dat-ten-cho-dong-song

Cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương được miêu tả ở đầu bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • Mở bài:

– Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Là một nhà văn chuyên viết về bút ký, được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là một trong mấy người viết ký hay nhất của văn học đương đại.

+ Ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều. Tất cả được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về lịch sử, địa lý, văn hóa, triết học,.. với lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

– Nêu khái quát chung về tác phẩm “Ai đã đạt tên cho dòng sông”:

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút ký xuất sắc in trong tập sách cùng tên.

+ Sáng tác ngay sau chiến thắng 1975 nên vẫn còn dư âm của khí thế chống giặc ngoại xâm và ngợi ca chủ nghĩa anh hùng.

– Khái quát nội dung: Vẻ đẹp con sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi chảy ở ngoại ô thành phố Huế. Qua đó tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện rõ nét.

  • Thân bài

Ngay đầu tác phẩm, nhà văn đã miêu tả con sông Hương khi vừa chảy ra khỏi rừng già và đến với sự thơ mộng của cánh đồng Châu Hóa cùng cảnh vật những ngôi làng ngoại ô kinh thành Huế.

1. Vẻ đẹp con sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi chảy ở ngoại ô thành phố Huế qua vùng châu thổ êm đềm.

– Hình ảnh liên tưởng: Người gái đẹp đang nằm ngủ mơ màng giữa cách đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức.

+ Người gái đẹp: Người con gái ở độ tuổi trăng trong, nhăn sắc trẻ trung phơi phới sức sống.

+ Nằm ngủ mơ màng: Giấc ngủ êm đềm với một giấc mộng đẹp kéo dài đến mấy thế kỉ.

+ Cánh đồng đầy hoa dại: Cánh đồng được sông Hương bồi đắp trở nên trù phú. Hoa dại là một loại hoa có sức sống mãnh liệt, màu sắc rực rỡ, mang hương thơm của đồng nội.

+ Người tình mong đợi: Chờ đợi càng kéo dài thì hạnh phúc càng lớn lao.

– Hành trình của sông Hương liên tưởng tới hành trình của người gái đẹp đi tìm người tình nhân đích thực của mình. Gọi là người tình đích thực vì người ấy rất xứng đáng, xứng đôi vừa lứa. Hành trình này vô cùng lãng mạn giống như những câu truyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Hành trình sông Hương về với Huế giống như hành trình cuộc tình nhân lý tưởng trong truyện Kiều: Tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc.

2. Vẻ đẹp của sông Hương trong hành trình đi tìm người yêu.

– Sông Hương không ngừng hoàn thiện vẻ đẹp của mình để phô khoe trước người yêu, là để dâng tặng trước người yêu của mình.

– Hành trình của sông Hương đi qua rất nhiều đoạn chảy nhỏ và được cảnh quan của đôi bờ soi bóng, tô điểm cho nên sông Hương ở mỗi đoạn chảy lại mang những nét đẹp đa dạng, phong phú.

+ Sông Hương tỉnh dậy sau một giấc ngủ kéo dài đến mấy thế kỉ sau một thời gian dài chờ đợi được người tình mong đợi đến đánh thức, niềm hạnh phúc trang ngập. Sức sống mạnh mẽ và háo hức đi tìm người yêu. Nhưng hành trình này không dễ dàng, khá là gian truân vượt qua rất nhiều chướng ngại vật (điện hòn 3 Chén; gò vấp, thềm đất bãi) uốn lượn quanh co được tác giả diễn tả qua những hình ảnh rất đẹp. Sông Hương chuyển dòng liên tục vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, vẽ một cánh cung thật trong ôm lấy chân đồi Thiên Mụ.

→ Trong quá trình vất vả để vượt qua chướng ngại vật sông Hương đã vô tình phô khoe những nét đẹp riêng rất ấn tượng.

– Khi đi trong dư vang của Trường Sơn sông Hương vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi. Sắc nước có màu xanh thẳm rất khác với màu xanh ngọc bích của sông Đà, màu xanh của sông Hương gợi độ sâu, không thuần túy là cái đẹp hình thức mà có cả độ lắng của trải nghiệm.

– Trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, đồi núi trùng điệp, cao vững chãi như những bức tường thành dang che chở, bao bọc cho sông Hương -> Sông Hương trở nên mềm như tấm lụa -> mặt sông trải rộng, êm đềm -> Con thuyền trên sông giống như những con thoi.

– Những dãy đồi núi với điểm cao đột ngột đã tạo nên những phản quang nhiều màu sắc cho dòng sông: Sớm mang màu xanh của nền trời in bóng mang theo độ trong của mặt nước. Đến trưa sông Hương lại chuyển màu do phản chiếu màu nắng rực rỡ. Đến chiều mặt nước sông hương lại chuyển sang màu tím. -> Thay đổi theo các thời điểm từng ngày đều tươi sáng, rực rỡ -> Sông Hương là một người con gái rát điệu đà, rất đáng yêu.

– Sông Hương đi qua những lăng tẩm đồ sộ – nơi yên nghỉ ngàn thu của các vua chúa mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong lòng những lòng sông u tịch. -> Sông Hương trở nên trầm mặc như triết lý, như cổ thi.

– Sông Hương nhận thấy những dấu hiệu từ xa của thành phố hay chính người tính từ xa. Đây là những dấu hiệu âm thanh: Tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà -> Gợi cuộc sống bình yên, yên ả.

→ Sông Hương trở nên bừng sáng, tươi tắn.

3. Chất trữ tình trong bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

– Làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích trước hết là nhờ xúc cảm sâu lắng của tác giả in hằn trong từng câu chữ.

– Tính trữ tình được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, địa lý, văn hóa, văn chương của Huế cùng với đó là tình yêu tha thiết với thành phố Huế thân yêu.

– Tính trữ tình thể hiện thông qua văn phong súc tích, hướng nội, tinh tế, tài hoa.

– Biện pháp nghệ thuật sử dụng rất dày đặc như so sánh, nhân hóa,… gắn với liên tưởng bất ngờ, sáng tạo

→ Mang đến sự thích thú đặc biệt cho người đọc.

  • Kết bài:

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.

Làm rõ ngòi bút tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.