Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính trong bài thơ Tây Tiến

cam-nhan-ve-dep-hao-hung-hao-hoa-cua-nguoi-linh-trong-bai-tho-tay-tien

Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính trong bài thơ Tây Tiến

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và tài hoa. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp. Bài thơ có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai bè cảm xúc: Hào hùng và hào hoa.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

– Hào hùng: vẻ đẹp kiêu dũng, anh hùng; vẻ đẹp phẩm chất, cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí.
– Hào hoa: Bay bổng, lãng mạn trong tâm hồn.
→ Đây là hai mạch cảm xúc cơ bản hòa quyện với nhau làm nên vẻ đẹp của hình tượng người lính thời chống Pháp.

2. Chứng minh qua đoạn thơ:

– Đây là đoạn thơ thể hiện rõ nét nhất sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai bè cảm xúc: Hào hùng, hào hoa.

– Cảm xúc hào hùng, hào hoa thể hiện trong việc khắc họa bức chân dung người lính trong một thời đại anh hùng. Người lính mang phong thái kiêu hùng của những chiến binh anh hùng, khao khát lập chiến công (Đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm)

– Cảm xúc hào hùng, hào hoa thể hiện trong việc thể hiện nội tâm người lính (Hào hùng với khát vọng lập công bảo vệ tổ quốc: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, hào hoa lãng mạn trong nỗi nhớ Dáng kiều thơm – nhớ những người con gái xinh đẹp đáng yêu trên mảnh đất Hà Thành)

– Cảm xúc hào hùng, hào hoa thể hiện ngay cả khi nhà thơ nói về sự hi sinh của người lính (Hi sinh vì một lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi thực trạng thiếu thốn khốc liệt của chiến trường:

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Đúng là “Lí tưởng cách mạng đã truyền cho các chàng trai Tây Tiến chất anh hùng ngang tàng và chất men say lãng mạn ngay cả khi họ chết cũng như phảng phất nét nghệ sĩ tài tử” (Phong Lan – Bài thơ Tây tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh).

– Âm hưởng lời thơ bi tráng,nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp hào hùng hào hoa cho bức chân dung người lính Tây Tiến.

3. Đánh giá, bình luận:

– Đoạn thơ làm hiện lên một bức chân dung độc đáo, mới mẻ về hình tượng người lính.
– Cảm xúc trong đoạn thơ tạo nên âm hưởng của thời đại.
– Cảm xúc trong đoạn thơ đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị cho Tây Tiến trong nền thi ca Việt Nam.

  • Kết bài:

Bài thơ đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng, đó là bút pháp tương phản đầy ấn tượng của cảm hứng lãng mạn, là chất họa và chất nhạc đậm nét với giá trị biểu cảm mạnh mẽ, là chất bi tráng đưa đến những xúc động sâu sắc trong lòng người. Qua đó, Quang Dũng đã khắc họa sâu đậm hình ảnh người chiến binh Tây Tiến trong cả cuộc sống chiến đấu gian khổ và hi sinh anh dũng, làm hiện lên vẻ đẹp toàn vẹn trong tâm hồn các anh, những người lính kiêu dũng, ngang tàng và lãng mạn, hào hoa.

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm hứng sáng tác trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Theki.vn
  2. Soạn bài: "Tây Tiến" (Quang Dũng) - Theki.vn
  3. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) - Theki.vn
  4. Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, vừa trữ tình qua bút pháp miêu tả của Quang Dũng trong bài thơ "Tây Tiến". - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.