Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

cam-nhan-ve-dep-ngon-ngu-trong-truyen-kieu-cua-nguyen-du

Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

a. Một số ý kiến nhận định về ngôn ngữ “Truyện Kiều”.

– “Tiếng nói Việt Nam trong Truyện Kiều như làm bằng ánh sáng vậy” – Nguyễn Đinh Thi.
– “Với Truyện Kiều, Tiếng Việt đã trở nên đẹp dẽ, trong sáng, mềm mại, uyển chuyển, thanh tao” – Nguyễn Khách Toàn.

b. Đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.

* Sử dụng chữ Nôm điêu luyện, khai thác vốn từ vựng Tiếng Việt một cách triệt để, tinh tế.

Nguyễn Du đủ vốn liếng ngôn ngữ để diễn tả thế giới nhân vật, sự việc, con người, cảnh vật, tâm trạng… vô cùng phong phú.  Nhà thơ dùng từ ngữ “đắt”, chính xác, không gò ép gượng gạo trong tả người, tả cảnh và tình khiến người đọc cảm thấy rằng với nhân vật đó, sự việc đó, tâm tư đó nhất định phải nói như vậy và khó lòng mà lấy những tiếng, lời lẽ khác thay thế được.

VD:

– “Cỏ non xanh tận chân trời”
– “Hoa cười ngọc thốt đoan  trang”
– “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
– “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
– “Cậy em em có chịu lời”
– “Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh”

* Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú, sáng tạo.

– Tả nhân vật chính diện, Nguyễn Du sự dụng những ngôn ngữ có tính ước lệ, trang trọng.
– Tả nhân vật phản diện, Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ trực diện.
– Tả cảnh: ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, giàu  sức gợi .
– Tả cảnh ngụ tình: ngôn ngữ hàm súc, đa nghĩa.

⇒ Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú, sáng tạo.

*  Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trau chuốt, tinh tế với các từ gợi thanh, gợi hình và các biện pháp tu từ đặc sắc.

* Từ tiếng nói hằng ngày của nhân dân tiếp theo là của các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ở các đời trước, Nguyễn Du tạo ra tiếng nói văn học dồi dào, giản dị mà chính xác, uyển chuyển, đầy hình ảnh và âm điệu.

–  Từ địa phương
–  Thành ngữ, tục ngữ.
–  Từ Hán Việt.

Hai thành phần ngôn ngữ – bình dân, bác học kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một thứ ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca vừa hàm súc, trang nhã vừa giản dị, văn vẻ, giàu hình ảnh và âm điệu, đạt tới đỉnh cao chói lọi có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.

Như vậy, đến “Truyện Kiều” tiếng Việt đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (biểu hiện cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, âm điệu hình tượng). Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.