Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật anh hùng Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

dong-vai-luc-van-tien-ke-lai-doan-trich-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga

Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật anh hùng Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

  • Mở bài:

Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên là một cuốn tiểu thuyết về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường, đạo nghĩa. Bởi thế, nếu trong Truyện Kiều, nhân vật Từ Hải xuất hiện mang đến cho đời Kiều ánh sáng của hạnh phúc và tạo ra cho Truyện Kiều những âm hưởng hào hùng thì ở “Truyện Lục Vân Tiên”, chúng ta thấy Vân Tiên xuất hiện cũng không kém phần hùng tráng. Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên sáng ngời với phẩm chất cao quý: anh hùng hiệp nghĩa, trọng nghĩa khinh tài, không quản ngại hiểm nguy cứu người lúc gian lao.

  • Thân bài:

Lục Vân Tiên vốn xuất thân từ một gia đình nề nếp, có học thức, nên cái tốt đẹp đã bồi dưỡng tâm hồn Lục Vân Tiên từ tấm bé trở thành bàn chất bền vững trong tính cách của chàng. Chàng văn võ toàn tài với khao khát mãnh liệt là đi thi đồ đạt để giúp nước, giúp đời. Những phẩm chất tốt đẹp đó được biểu hiện rõ ở đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiêu Nguyệt Nga”.

Trước hết, ở Lục Vân Tiên ta thấy, chàng là một người văn võ toàn tài: Văn: học giỏi, khao khát đỗ đạt để giúp đời. Võ: giỏi, đánh tan bọn cướp hung bạo.

Phẩm chất nổi bật ở chàng là sẵn sàng xông vào giữa chốn nguy hiểm, ra tay cứu người lương thiện. Chàng chỉ một mình, tay không dũng cảm chống lại bọn cướp hung dữ, giáo gươm đầy đủ, rất đông đảo và “thanh thế lẫy lừng”. Trước tình thế đó, Vân Tiên không hề nao núng, không hề nghĩ đến bản thân, chàng bình tĩnh “bẻ cây làm gậy” nhằm thẳng quân cướp mà xông vào. Một thân một mình với chiếc gậy bằng cây là vũ khí quá thô sơ, Lục Vân Tiên thật mất cân xứng trước một bọn cướp khét tiếng.  Nhưng vũ khí đó càng làm nổi bật tinh thần diệt bạo trừ gian cứu người sức yếu thế cô của Vân Tiên.

Uy phong của người anh hùng: cách đánh cướp của chàng công khai, đàng hoàng, quang minh, chính đại như các anh hùng hảo hán. Trước hết, chàng gọi tên chúng, trách măng tên cướp hung bạo nhằm khẳng định hành động phi nghĩa của chúng. Lời nói đó đã làm cho tên tướng cướp điên cuồng: “Phong Lai đỏ mật phừng phừng …”. Hắn càng trở nên kiêu căng, hùng hổ kêu quân vây bủa. Tiếp đến, chàng lập tức tranh hùng, đối kháng trực tiếp dựa trên lập trường chính nghĩa đánh kẻ hung bạo, bảo vệ kẻ yếu.

Lục Vân Tiên đã rất bình tĩnh, uy phong lẫm liệt, thể hiện bàn lĩnh của người anh hùng. Chàng một mình “tả đột hữu xông”, đánh vào bên trải xong sang bên phải: đánh mọi phía, tung hoành trong trận đánh. Gươm giáo của kẻ cướp không sao chạm tới chàng được. Chiếc gậy bình thường trong tay vị anh hùng dã trở thành vũ khí lợi hại, đáng sợ. Hình ảnh ấy thể hiện tài nghệ phi thường của chàng trai họ Lục, một hình ảnh đẹp, dùng cảm sánh ngang cùng dũng tướng Triệu Tử Long với một khát vọng mãnh liệt, cao đẹp đó là hành hiệp trượng nghĩa, cứu người thiện lương.

Ta không thể nào quên được hành động đánh cướp cao cả đó bởi nó không những thể hiện một tính cách anh hùng dũng cảm, một tài năng, một khí phách lớn mà cao hơn đó là tấm lòng vì nghĩa của chàng Lục Vân Tiên. Chàng đã hành động quên mình vì việc nghĩa, thể hiện cái tài, cái tâm của bậc anh hùng bất chấp hiểm nguy bênh vực kẻ yếu, đánh tan quân cướp, chiến thắng thế lực tàn bạo.

Trận đánh đã kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích:

“Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”

Điều đó một lần nữa khẳng định tài nàng, giỏi võ hơn người của Lục Vân Tiên. Nhưng cao hơn, điều này còn thể hiện khát vọng của nhân dân, là niềm tin của nhân dân về cái thiện và chân lí ở đời. Con người và việc làm tốt đẹp, trong sáng dù trải qua khó khăn nhưng cuối cùng vẫn sáng ngời và vẫn chiến thắng. Tất cả ước mơ đó được tác giả gửi gắm vào cả Lục Vân Tiên.

Lục Vân Tiên là một anh hùng nhân hậu. Khi dẹp xong lũ cướp bạo tàn, hung ác, biết là người bị nạn còn hãi hùng, chưa hết hoảng hốt, chàng liền hỏi han động viên, an ủi. Đó là một người có tấm lòng nhân hậu, tinh tế, thương người:

Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

Lời chàng làm ấm lòng kẻ lâm nạn. Cảm động trước hành động cao đẹp của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã tha thiết mời chàng về nhà để tạ ơn nhưng chàng đã cười từ chối hết sức khảng khái bởi đối với chàng: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Kẻ anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, thấy việc nghĩa thì tương trợ, thấy người lâm nguy thì cứu giúp, không màng đến danh lợi, vinh hoa. Đó là cái tâm của bậc chính nhân quân tử:

“Này đà rõ đặng nguồn cơn,
“Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
“Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Nụ cười của Vân Tiên là nụ cười của người anh hùng: rất hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi, nụ cười của người làm việc nghĩa, vì lẽ phải, vì sự công bằng ở đời và xuất phát từ tấm lòng chân thiện chứ không phải mưu lợi cá nhân. Đến đây, ta càng cảm phục Vân Tiên là một anh hùng đích thực, là con người có một lí tưởng sống cao đẹp, có tâm hồn nhân hậu, thấy người dân bị nạn sẵn sàng cứu giúp, không mong được ca ngợi, được trả ơn hay nhận lại bất cứ sự vinh danh nào. Đó là hành động vì nghĩa vô điều kiện.

Những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên là tấm gương sáng về đạo đức nhân cách đối với chúng ta. Nhưng điều khiến cho nhân vật này sống mãi trong lòng nhân dân chính là phương châm sống cao quý của chàng: đó là sẵn sàng làm việc nghĩa dù phải chịu hi sinh, hay nhận lấy thiệt thòi về mình.

Qua đoạn trích, bên cạnh khắc họa đậm nét nhân vật Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng tập trung khắc họa hình ảnh nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga cũng bộc lộ nhiều nét đẹp tâm hồn. Nàng là một cô gái thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô khiêm nhường (quân tử – tiện thiếp), cách nói năng văn vẻ, mực thước, khuôn phép (làm con đâu dám cãi cha, chút tôi yếu liễu đào tơ…), cách trình bày vấn đẻ rõ ràng, khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của Vân Tiên, vừa bộc lộ chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

Phẩm cách Kiều Nguyệt Nga đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy. Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ: “chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”. Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai hào hiệp ấy, dám liều mình để giữ trọn ân tình thuỷ chung với chàng. Quả thực đó là một người con gái tiết hạnh vẹn toàn.

  • Kết bài:

Anh hùng Lục Vân Tiên có một lí tưởng sống cao đẹp, hợp với đạo lí của nhân dân. Nhân vật đồng thời cũng khẳng định mạnh mẽ đạo làm người cao đẹp trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Bài học về hành động sả thân cứu người trong lúc nguy nan, trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên đáng để thế hệ trẻ hôm nay ngưỡng mộ, học tập và làm theo. Đoạn trích cũng đã thể hiện rõ tư tưởng Văn dĩ tải đạo của Nguyễn Đình Chiểu.


Tham khảo:

Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật anh hùng Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

  • Mở bài:

Nếu trong Truyện Kiều, nhân vật Từ Hải xuất hiện mang đến cho đời Kiều ánh sáng của hạnh phúc và tạo ra cho Truyện Kiều những âm hưởng hào hùng thì ở “Truyện Lục Vân Tiên”, chúng ta thấy Vân Tiên xuất hiện cũng không kém phần hùng tráng. Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên sáng ngời với phẩm chất cao quý: anh hùng hiệp nghĩa, trọng nghĩa khinh tài, không quản ngại hiểm nguy cứu người lúc gian lao.

  • Thân bài:

Lục Vân Tiên vốn xuất thân từ một gia đình nề nếp, có học thức, nên cái tốt đẹp đẫ bồi dưỡng tâm hồn Lục Vân Tiên từ tấm bé trở thành bàn chất bền vững trong tính cách của chàng. Chàng văn võ toàn tài với khao khát mãnh liệt là đi thi đồ đạt để giúp nước, giúp đời. Những phẩm chất tốt đẹp đó được biểu hiện rõ ở đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiêu Nguyệt Nga”.

Trước hết, ở Lục Vân Tiên ta thấy, chàng là một người văn võ toàn tài. Về văn, chàng học giỏi, tài cao, khao khát đỗ đạt để giúp đời. Về võ, chàng tài nghệ phi thường, một mình đánh tan bọn cướp hung bạo.

Phẩm chất nổi bật ở chàng là sẵn sàng xông vào giữa chốn nguy hiểm, ra tay cứu người lương thiện. Chàng chỉ một mình, tay không dùng cảm chống lại bọn cướp hung dữ, giáo gươm đầy đủ, đông đảo và “thanh thế lẫy lừng”. Trước tình thế đó, Vân Tiên không hề nao núng, không hê nghĩ đên bản thân đã “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh cướp.

Chiếc gậy bằng cây là vũ khí quá thô sơ trước một bọn cướp khét tiếng hung bạo. Nhưng vũ khí đó càng làm nổi bật tinh thần diệt bạo trừ gian cứu người sức yếu thế cô của Vân Tiên.

Tác phong của người anh hùng của Lục Vân Tiên biểu hiện rõ nét trong cách đánh cướp của chàng công khai, đàng hoàng, quang minh, chính đại như các anh hùng hảo hán: gọi tên, trách măng tên cướp hung bạo, làm cho tên tướng cướp điên cuồng, mặt đỏ mật phừng phừng, kiêu căng, hùng hổ kêu quân vây bủa. Trước tình thế đó Vân Tiên vẫn rất bình tĩnh. Điều đó thể hiện bàn lĩnh của người anh hùng. Chàng một mình “tả đột hữu xông” đánh vào bên trải xong sang bên phải: đánh mọi phía, tung hoành trong trận đánh. Tài nghệ phi thường, võ giỏi hình ảnh đẹp, dùng cảm sánh ngang cùng dũng tướng Triệu Tử Long với một khát vọng mãnh liệt, cao đẹp đó là cửu người lương thiện:

Vân Tiên tả đội hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Ta không thể nào quên được hành động đánh cướp cao cả đó bởi nó không những thể hiện một tính cách anh hùng dũng cảm, một tài năng, khí phách lớn mà cao hơn đó là tấm lòng vì nghĩa của chàng Lục Vân Tiên. Chàng đã hành động quên minh vi việc nghĩa, thế hiện cái tài của bậc anh hùng bênh vực kẻ yếu, chiến thắng quân cướp, chiến thắng thế lực tàn bạo.

Trận đánh đã kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích:

“Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”

Điều đó một lần nữa khẳng định tài năng, giỏi võ hơn người của Lục Vân Tiên. Nhưng cao hơn, nó còn thể hiện khát vọng của nhân dân, là niềm tin của nhân dân về cái thiện. Con người và việc làm tốt, trong sáng dù trải qua khó khăn nhưng cuối cùng vẫn sáng ngời và vẫn chiến thắng, tất cả ước mơ đó gởi gắm cả vào Lục Vân Tiên.

Lục Vân Tiên còn là một người quân tử hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài. Khi dẹp xong lũ cướp bạo tàn, hung ác, biết là người bị nạn chưa hết sợ, chưa hết hoảng hốt nên chàng liền hỏi han động viên, an ủi. Hành động ấy thể hiện một người có tấm lòng nhân hậu, tinh tế, thương người.

Cảm động trước hành động cao đẹp của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã tha thiết mời chàng về nhà để tạ ơn nhưng Vân Tiên đã từ chối với nụ cười ngạo nghễ. Nụ cười của Vân Tiên là nụ cười của người anh hùng: rất hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi, nụ cười của người làm việc nghĩa, vì lẽ phải, vì sự công bằng ờ đời và xuất phát từ tấm lòng chứ không phải mưu lợi cá nhân. Đến đây ta càng cảm phục Vân Tiên là một anh hùng đích thực, là con người có một lí tưởng sống cao đẹp, tâm hồn nhân hậu, thấy người dân bị nạn sẵn sàng cứu giúp không mong được ca ngợi, được trả ơn. Đó là hành động vì nghĩa vô điêu kiện.

  • Kết bài:

Những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên là tấm gương sáng về đạo đức nhân cách đối với chúng ta. Nhưng điều khiên cho nhân vật này sống mãi trong lòng nhân dân chính là phương châm sống cao quý của chàng, đó là sẵn sàng làm việc nghĩa dù phải chịu hi sinh, thiệt thòi về mình. Lục Vân Tiên có một lí tưởng sống cao cả,  mang cái đẹp của đạo lý nhân dân.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Đóng vai nhân vật Lục Vân Tiên kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Thế Kỉ
  2. Phân tích đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" (trích truyện thơ Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) - Theki.vn
  3. Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.