Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái trẻ trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

cam-nhan-ve-dep-tam-hon-cua-ba-nu-thanh-nien-xung-phong-trong-truyen-ngan-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-12028-2

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái trẻ trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

  • Mở bài:

Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ.

(Khúc bảy – Thanh Thảo)

Đó là tinh thần của lớp thanh niên Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ở đó, ai cũng sẵn một lòng hi sinh vì đất nước, sẵn sàng lên những chiến tuyến xa xôi nhất, hiểm nguy nhất, không tiếc thân mình để bảo vệ tổ quốc yêu thương. Một lần nữa, Lê Minh Khuê với truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi lại đem đến cho ta hình ảnh của những con người anh hùng, vĩ đại ấy.

  • Thân bài:

Lê Minh Khuê viết Những ngôi sao xa xôi năm 1971, ngay khi cuộc chiến tranh chống Mĩ đang trong giai đoạn ác liệt nhất. Cả dân tộc gồng mình chống lại âm mưu xâm lược và xâm chiếm của kẻ thù. Nhiều người đã ngã xuống nhưng không thể khiến dân tộc ta nao núng. Tuổi trẻ đã đứng lên. Tuổi trẻ đã lấy tấm thân mình che chở cho đất nước. Tuổi trẻ đã gắn sinh mệnh của mình với sinh mệnh của dân tộc, quyết gìn giữ tổ quốc thiêng liêng. Tinh thần ấy sáng rực hào quang, trở thành nguồn sáng trong văn học và trong cuộc chiến.

Nhẹ nhàng như tâm hồn phụ nữ của mình, Lê Minh Khuê đi tìm những vẻ đẹp ẩn khuất và phát hiện ra vẻ đẹp đằm sâu ở những nữ thanh niên xung phong trong cuộc sống đời thường và trong chiến đấu. Câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường gồm Thao, Phương Định và Nho. Công việc của họ là quan sát tọa độ ném bom của địch, kiểm tra đo đạc các hố bom, san lấp mặt đường và nếu cần sẽ phá bom nổ chậm. Đó là một công việc vất vả và vô cùng hiểm nguy, trong khi ba cô gái có tuổi đời rất trẻ.

Ở ba cô gái trẻ có những phẩm chất chung của người chiến sĩ kiên trung, bất khuất. Ba cô gái ấy là những cô gái còn rất trẻ và đang trong độ tuổi đôi mươi. Họ sẵn sàng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tố quốc mà rời xa thành phố đầy tiện nghi, rời xa mái trường mến yêu và tình nguyện đi đến chiến trường nơi mà có đầy bom đạn vô cùng nguy hiểm. Họ đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình để có thể thực hiện những lý tưởng cao đẹp trong họ.

Cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm vô cùng cao trong công việc của mình. Họ bình tĩnh, can trường, gan dạ và có tinh thần hi sinh vô cùng cao cả. Mặc dù những cô gái ấy có tuổi đời còn rất trẻ, nhưng các cô ấy luôn phải đối mặt với bom đan vô cùng nguy hiểm. Do để con đường mà các anh chiến sĩ lái xe đi an toàn thì họ luôn sẵn sang trong việc ra ngoài mặt trận, mồi khi có lệnh là các cô đi ngay, họ luôn làm việc một cách tự nguyện và lúc nào cũng nhận nguy hiểm về phía mình.

Ở ba cô gái còn có tình đồng chí keo sơn, thắm thiết, Ba người bọn họ như ba chị em mặc dù họ không được sình ra trong cùng một gia đình, nhưng từ khi họ cùng nhau vào sinh ra tử trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn và đầy hiểm nguy đã giúp họ ngày càng gắn kết với nhau và dần trở thành các chị em vô cùng thân thiết với nhau. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi được nghỉ ngơi, họ luôn vui đùa cùng nhau. Nhưng khi ra chiến trường thì họ luôn tương trợ lẫn nhau và luôn liều mình giúp đỡ và động viên nhau mỗi khi ai đó bị thương.

Cuộc sống của họ thật nhiều gian khổ và nguy hiểm như vậy nhưng họ lúc nào cũng yêu đời. Bởi lẽ trong lòng họ biết rõ rằng cuộc chiến này sẽ còn kéo dài và chỉ có nhưng niềm tin và nhưng lời động viên nhau mới có thể giúp họ vượt qua được nhưng khó khăn và gian khổ này. Và cứ như thế, cuộc đời của họ lúc nào cũng rộn rang nhưng tiếng cười và đầy ắp niềm vui mặc dù cuộc chiến xung quanh họ vẫn diễn ra vô cùng khốc liệt và tàn nhẫn.

Ba cô gái ấy như một mùa xuân rực rỡ, trong lành, tràn trề sức sống, khiến cho ai cũng say đắm. Họ đẹp ở hình thức và đẹp cả trong tâm hồn. Tuy sống mỗi ngày trong hang đá, sống giữa khói bụi và những lần mặt đất rung chuyển dữ dội nhưng những cô gái này lại có tâm hồn rất đẹp, rất hồn nhiên, mơ mộng và lạc quan về tương lai. Như thể những tâm hồn ấy chưa từng bị chiến tranh làm bẩn dù chỉ một chút thôi. Ngoài Nho, Thao, Phương Định, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, trên tuyến đường Trường Sơn ấy vẫn có rất nhiều những tâm hồn trong như những giọt sương đầu ngày và đẹp như những cánh hoa đầu xuân.

Họ còn rất trẻ, lứa tuổi mà các cô gái đáng lẽ đã phải được say đắm trong một tình yêu nào đó thì với Thao, Phương Định và Nho lại dành hết tình yêu cho đất nước. Không có một thứ tình yêu nào khác chen lẫn trong trái tim họ ngoài tình yêu đất nước đang ngự trị ở đó. Trái tim trẻ cũng đó đôi lần rung cảm nhưng nó mau chóng bị dập tắt đi ngay. Bởi họ hiểu, khi tổ quốc chưa được giải phóng thì không có một hạnh phúc nào có thể bền vững được. Họ lấy hạnh phúc của cả dân tộc làm mục tiêu chiến đấu và tạm quên đi hạnh phúc của riêng mình.

Ba nữ thanh niên xung phong lại còn rất gan dạ, bất khuất, dũng cảm. Bom đạn của kẻ thù dẫu có dữ dội cũng không thể làm họ sợ hãi. Cái chết cận kề cũng không thể làm nao núng bước chân của các cô gái ấy. Không có một trở lực nào đủ sức ngăn cản họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ở nơi rừng núi vắng người, họ là gia đình. Họ yêu thương nhau như chị em ruột thịt, chia sẻ cho nhau từng niềm vui nỗi buồn. Trong công việc, họ không bao giờ bỏ rơi đồng đội. Mỗi khi bước vào nhiệm vụ, họ đều hợp đồng tác chiến, phân công rõ ràng và thao tác chính xác. Mỗi sơ xuất trong công việc của ai đó đều có thể khiến cho cả tổ phải hứng chịu hậu quả khủng khiếp. Họ hiểu rõ điều đó. Họ không sợ chết nhưng lại sợ gây tổn hại cho đồng đội của mình.

Tâm hồn của ba cô gái trẻ còn đẹp hơn những vì sao trên trời. Đẹp nhất là sự lạc quan, yêu đời và mơ mộng. Dù rằng giữa bao nhiêu khói bụi của chiến trường thì tâm hồn họ vẫn giữ mãi nét trẻ trung của lứa tuổi mộng mơ, nhiều khát vọng. Dù rằng bao nhiêu vết thương để lại thì trái tim họ vẫn không hề chai sần. Dù rằng cái chết luôn cận kề nhưng với họ thì cuộc đời này vẫn còn đẹp chán đấy chứ! Chiến trường có thể cướp đi tuổi thanh xuân của họ nhưng không thể nào làm chết được sự tươi trẻ và khát vọng được sống đẹp, sống đúng nghĩa với tuổi đời dù đó chỉ là những giấy phút hiếm hoi.

Bên cạnh những phẩm chất chung ấy, ở ba cô gái, mỗi người mang một tính cách riêng rất dễ thương và đáng kính trọng. Thao, tổ trưởng, người chị cả của cả tổ. Chị là một người điềm tĩnh và ít nói. Trong công việc, cô ấy là một người đáng gờm, rất cương quyết và táo bạo. Có lẽ bao năm thương trường nên Thao đã trở nên như vậy. Hoặc do bản tính của cô như vậy cũng nên. Nhưng dù thế nào thì một cô gái đày bản lĩnh. Nhưng mà đừng vì vậy mà nghĩ Thao khô khan. Cô ấy thích thêu thùa, thích chép lời bài hát. Chị không hát hay như Phương Định nhưng chị cảm nhận được cái hay của lời bài hát. Chị cứ chép để đó, đến khi cần thì lấy ra đọc như một cách để vượt qua sự đơn điệu và nhàm chán cuộc sống nơi rừng núi này. Cuộc chiến vẫn còn dài, tuổi thanh xuân đang đi qua, chị chưa có một cách nào hữu hiệu để chống lại sức tàn phá của thời gian đối với tâm hồn mình.

Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp của tổ. Cô ấy là một người sống nội tâm, mơ mộng và có chút kiêu kì. Tất nhiên rồi vì cô ấy đẹp mà. Phương định tự đánh giá mình là một cô gái khá. Thực tế thì đó là một sự nói tránh, nói mọt cách khiêm tốn. Phương Định đẹp như một đóa hoa nở giữ rừng. Cô mang vẻ đẹp của người Hà Nội, đằm thắm và mê say. Bởi thế mà, co rất thích soi gương và tự ngắm mình trong gương đến hàng giờ liền. Phải chăng, cũng như chị Thao, cô đang quan sát và lo lắng vẻ đẹp hình thức của mình đang dần bị tàn phải bởi thời gian tàn nhẫn.

Phương Định cũng khá điềm tĩnh và hay suy tư. Khi mà các thành viên khác hay nói chuyện với các anh lái xe khi các anh đi qua thì Phương Định lại thích đứng một góc, khoanh tay nhìn. Cứ như cô muốn mọi người phải ngắm nhìn cô từ xa, không thể chạm vào được, như vậy mới quý giá. Cũng phải thôi! Một cô gái Hà Nội lại xinh đẹp thì cô có quyền kiêu kì chứ! Cô lại còn hát hay và hay hát nữa. Có lẽ mỗi người con Hà Nội đều có cái lãng mạn như đã chảy sẵn trong máu. Tâm hồn của Phương Định đại diện cho tâm hồn của rất nhiều cô gái thanh xuân khác. Thanh xuân đang rực rỡ thì người ta có quyền được mơ mộng, được kiêu kì, được đẹp. Chắc chắn Phương Định cũng đã lấy đi tâm hồn của kha khá các chàng trai rồi!

Và Nho, em út của tổ. Vẻ đẹp của Nho là vẻ đẹp rất hồn nhiên, ngây thơ, vô tư. Tâm hồn em cũng trẻ con như một chiếc kẹo bông vậy. Dường như cô bé còn chưa biết được phía trước cuộc đời mình sẽ có gì. Cô chỉ biết rằng hôm nay, cô ở đây với các chị, phục vụ cho đất nước và niềm vui cũng chỉ giản đơn thôi. Có bao người ở trong chiến tranh mà lại có thể hồn nhiên và vô tư được như Nho chứ. Có một cô bé Nho ngây thơ, thích ăn kẹo, tốt bụng. Có lẽ sẽ không ngoa nếu nói rằng tâm hồn của Nho hồn nhiên trong sáng như những viên bi lấp lánh, như những ánh sao trời, như những giọt sương còn ngủ say trên những phiến lá.

Ba cô gái sống trong làn bom đạn nhưng tâm hồn lại đẹp lắm! Tâm hồn trong và sáng lạ thường. Có phải không, tâm hồn ấy chính là nơi họ nương tựa khi ngoài kia quá nhiều những khó khăn, mệt mỏi?

  • Kết bài:

Ba cô gái trẻ, mỗi người có một cá tính riêng, một tâm hồn riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất. Viết về ba nữ thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tảhết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường, làm hiện lên sức mạnh của cả dân tộc trong giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Viết về những cô gái xung phong, các nhà văn đã dành không ít bút mực để ghi lại những hình ảnh đẹp mà chân thực, bình dị mà cao cả của những cô gái trẻ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước như những cô gái thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ; trong văn của Ahh Đức, Nguyễn Thi, Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu,… Dù là người đến sau trong đề tài này nhưng nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã kịp góp thêm những chân dung đẹp vào loại hình tượng nhân vật quen thuộc trong văn học thời kì này với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”.

  • Thân bài:

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê viết năm 1971. Truyện kể về một tổ nữ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đó là ba cô gái rất trẻ: Phương Định, Nho và Thao. Họ ở cách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo đất đá, san lấp hố bom, đo tọa độ những trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc vô cùng nguy hiểm, suốt ngày họ phải chạy trên cao điểm và đối mặt với cái chết. Một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc.

Ba cô gái trẻ là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ thanh niên Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất

Công việc của họ đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rỗi họ thường hát, tâm hồn rất thơ mộng, nhất là Phương Định. Họ gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt dến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.

Ba nữ thanh niên là những cô gái có tuổi đời còn rất trẻ. Họ chỉ mới mười tám, đôi mươi nhưng đã vì tổ quốc mà dũng cảm chiến đấu ở những nơi có những hiểm nguy mà không thể lường trước được. Chiến trường vẫy gọi, họ quyết định từ bỏ mọi thứ để làm một nhiệm vụ hết sức quan trọng cho đất nước.

Đối với họ, ba nữ thanh niên luôn có những nhiệm vụ đầy nguy hiểm song với việc đó những cô gái ấy luôn phải có trách nhiệm rất cao về nhiệm vụ của mình. Họ như những ngôi sao của chiến trường với lòng gan dạ, dũng cảm phi thường. Ở phía trước họ có vô vàng là những bom đạn, nhưng họ vẫn bình tĩnh, tập trung dù rằng ba cô gái ấy vẫn có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Nho, Phương Định, Thao luôn trong tư thế sẵn sang, chỉ cần có mệnh lệnh họ lập tức xuất phát bất kể hoàn cảnh. Cuộc sống ở chiến trường rất gian lao, nhưng họ vẫn luôn lạc quan và yêu đời. Tình đồng đội, tình chị em ngày một lớn lao sau những lần gỡ bỏ bom.

Ở những cố gái ấy, mỗi người có một cá tính riêng, một thế giới riêng trong tâm hồn.

Chị Thao, một nữ tổ trưởng quyết đoán và táo bạo. Chị là một người rất bình tĩnh và cẩn thận mặc dù biết rằng những việc xảy ra phía trước rất căng thẳng. Có ai ngờ chị mạnh mẽ bên ngoài như thế nhưng mỗi khi chị thấy máu là mặt mày chị tái méc lại như tàu lá chuối. Chị rất hay hát nhưng giọng hát chị không hay như bao người, mỗi lần chị cất giọng hát lên như chị hát một bài hát không có tong độ và chưa bao giờ chị hát trôi chảy hết một bài. Thế nhưng mỗi lần rảnh rỗi chị lại lấy quyển vở ra để chép lời nhạc. Chị Thao có tới tận ba quyển vở dày chép những lời bài hát đấy.

Phương Định là một cô gái người Hà Nội , đầy nhiệt huyết và rất xinh đẹp. Cô bằng tuổi với Nho, cô luôn mơ mộng về thời thiếu nữ, về gia đình, về thành phố cô từng sống. Giữa cuộc sống chiến trường đầy nguy hiểm tưởng chừng có thể thay đổi được cô, nhưng cô vẫn còn giữ được vẻ trong sang, hồn nhiên. Tuy vậy có những khi cô sống nội tâm và khép kín đến cả Thao và Nho cũng không hiểu được. Mỗi lần nhận được mệnh lệnh, Phương Định cũng là người xung phong đầu tiên. Cô là một người dũng cảm với vô vàng ước mơ ở tuổi mười tám nhưng vẫn chấp nhận chịu mọi hi sinh về bản than mình.

Còn cô gái nhỏ nhắn, dễ thương Nho. Cô là một người rất lầm lì và bướng bỉnh. Cô luôn có những hành động nũng nịu với Thao và Phương Định. Có ai ngờ Phương Định và Thao cùng tuổi như thế mà lại khác nhau về tính cách như thế.

  • Kết bài:

Những ngôi sao trên chiến trường, Thao, Phương Định và Nho như được tỏa sáng nhờ lối khắc họa của tác giả Lê Minh Khuê. Họ tỏa sáng và chưa bao giờ bị dập tắt bởi những sự dũng cảm và gan dạ của họ đã tạo nên bộ ba nữ thanh niên xung phong kì diệu.


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Viết về thế hệ thanh niên anh hùng của dân tộc thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhà thơ Tố Hữ đã từng ca ngợi:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Ở nơi khắc nghiệt Trường Sơn đã để lại bao nhiêu chiến tích anh hùng cho sự hòa bình ngày hôm nay. Và nhà văn Lê Minh Khuê – một nhà văn chuyên viết về thanh niên xung phong cũng đã đóng góp vào nền văn học truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” – một vết tạc khác ý nghĩa vào bức tượng đài bất tử ấy.

  • Thân bài:

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của cô và được viết vào năm 1971. Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn, hiểm nguy. Tuy cuộc sống khác nghiệt, cái chết luôn cận kề nhưng không thể nào khiến họ sợ hãi hay nản lòng. Họ vẫn kiên trì chiến đấu, trong tâm hồn, sự tươi trẻ, sức sống mãnh liệt vẫn luôn dồi dào, tỏa sáng.

Nhân vật Phương Định là nhân vật nữ chính của chuyện với lời kể xưng “tôi” đầy nữ tính. Trong cuộc sống đời thường Phương Định là cô gái kiêu kì, xinh đẹp và luôn tự tin về bản thân mình. Đối với cô cái chết không thực sự đáng sợ. Nó hoàn toàn vô nghĩa ngay khi cô làm nhiệm vụ phá bom. Cô can đảm chấp nhận hi sinh thanh xuân và tuổi trẻ để rồi được cống hiến cho cuộc đời những gì tốt đẹp nhất mà bản thân mình có.

Có lẽ, cô được tác giá ưu ái,  đo ni đóng giầy khi cho cô một nét đẹp đầy kiêu hãnh. ở cô cũng là một vẻ đẹp của sự gan lì và tinh thần hi sinh vì tổ quốc. Cái nắng Trường Sơn chói chang mà cũng có một người con gái xinh đẹp như thế. Các anh pháo thủ và lái xe lấy làm yêu mến và hay hỏi thăm cô. Một nét đẹp khiến ai cũng thương , cũng tiếc , cũng nâng niu và chiều chuộng . Nhưng đối với Phương Định thì lại không. Cô yêu cái sự dũng cảm và thường im lặng. Cô ngưỡng mộ cái biểu tượng ngôi sao anh gùng trên những chiếc áo của các anh. Phương yêu tha , yêu thiết cái thanh xuân của những người lính Trường Sơn. Vì đối với cô , dường như những cái thứ đáng yêu ấy là cả một tấm lòng cao cả. Cô yêu cái sự giám từ bỏ của họ , cô yêu cái can đảm , gạn dạ và yêu luôn cái lửa nhiệt huyết trong lòng họ. Đấy là những thứ cô yêu và cũng là những thứ mà cô muốn bản thân mình cũng được như vậy.

Từ đó cho thấy , Phương Định là cô gái hồn nhiên , yêu đời và xinh đẹp . Cô luôn luôn yêu đời trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc và bất kể là chiến tranh tàn khốc , đau thương. Cô mong mình được trao ngôi sao như các anh chiến sĩ cơ cực. Cô khát khao và mọng sự hi sinh , cô muốn tạm quên đi ước mơ và khát vọng của bản thân mình chỉ để được cống hiến bản thân cho hòa bình dân tộc . Lúc ấy , tác giả đã đưa cái mạch càm xúc của một cô thanh niên xung phong vào nhân vật Phương Định. Phương Định lúc này như được truyền lửa , được lan tỏa đam mê và nhiệt huyết về cái hòa bình cho toàn dân tộc. Cô khác hẳn qua những lời văn. Cô không còn mềm yếu mà thay vào đó là cái ngọn lửa bập bùng cháy mãi không bao giờ nguôi. Tác giả thành công trong việc bày tỏ cái ước mơ được cống hiến cho đời đặt vào nhân vật Phương Định.

Là một con người ai cũng sẽ có điểm yếu và Phương Định cũng vậy. Cô luôn luôn cảm thấy nhạy cảm và dễ bồi hồi, xúc động về những cảm xúc của bản thân. Khi thấy cơn mưa đá, Phương Định cảm thấy nhớ nhà, nhớ Hà Nội, nhớ mẹ cha, nhớ những ngôi sao sáng trên bầu trời đêm Hà Nội và cô nhớ luôn cái quảng trường lung linh cạnh nhà mình. Tất cả đều được Phương Định đưa vào nỗi nhớ. Trước khi đi, các cảnh vật xung quanh cô đều nhớ rất rõ và nhớ tường tận đến từng chi tiết. Cô muốn mình không bao giờ quên đi nguồn cội. Những lúc rảnh rỗi lấy từng mảng kí ức ấy ra để làm bản thân quên đi nỗi nhớ.

Tâm hồn nhạy cảm của một cô gái tuổi đời còn trẻ, cái khao khát được về nhà của tận sâu thẳm trong chính bản thân. Tuy nhạy cảm và đễ xúc động trước những cảnh vật xung quanh, nhưng Phương Định rất dễ khiến ta cảm nhận một nét đẹp trong cô. Đấy là tinh thần chiến đấu đến quên mình. Cô quên đi lợi ích của bản thân, quên đi cuộc sống êm ấm nhưng bé nhỏ để bước ra chiến trường hòa vào cuộc sống lớn của dân tộc, sống bằng đời sống của đất nước.

Trên cao điểm, mặc dù nhớ nhà lắm nhưng cô cố nén lòng và hi vọng. Cô cứ thích cất giữ những mảng ký ức ấy rồi lâu lâu đem ra để vơi đi nỗi nhớ, nhưng những điều ấy, không làm Phương Định gục ngã, không làm cô mất đi ngọn lửa chiến đấu. Cô có thể chấp nhận tất cả, kể cả cái chết chỉ để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của mình.

Lê Minh Khuê đã từng là một cô thanh niên xung phong trong thờ kháng Mĩ. Vì vậy, nhà văn rất hiểu được cái nỗi nhớ nhà, hiểu được và có thể diễn tả được cái buốt lạnh của nỗi nhớ da diết gây nên. Chính vì vậy, khi cô đưa mình vào nhân vật Phương Định cô cũng đã nói rõ và diễn tả rất sắc nét cái sự hi sinh và nhạy cảm trong, dễ xúc động trong tâm hồn của Phương Định. Lời kể man mác những nỗi buồn và nỗi nhớ. Nhưng trong đó, thấy rõ nhất là sự hi sinh, và khát vọng được cống hiến một chút cái gì đó của bản thân cho đời.

Bé Nho – cô bé hồn nhiên và luôn luôn yêu đời. Tại nơi khốc liệt như chiến trận Trường Sơn, con người thường ngày ấy rất khó để sinh sống và vui vẻ. Những cô thanh niên xung phong không ngại gian, ngại khó. Họ chấp nhận cuộc sống ấy và sẵn sàng hi sinh cả mạng sống bảo vệ con dường. Bé Nho, cô bé dũng cảm gan lì với cái lứa tuổi trăng tròn, trẻ trung cũng đã có trong mình phẩm chất cao quý ấy. Vì trẻ trung nên trong Nho luôn có cái hăng say và lạc quan hơn hai người chị kia. Là cô em út của nhóm nên rất được chiều chuộng và yêu thương. Cô bé đáng yêu thích ăn kẹo và yêu thích cái sự ngọt ngào. Những suy nghĩ hồn nhiên luôn luôn quấn quanh nhân vật Nho trong truyện. Cô bé và hai người chị luôn gắn bó keo sơn hơn bao giờ hết.

Tác giả đã cho người đọc thấy rất rõ cái ngây ngô và hôn nhiên của con bé qua những câu văn. Cho ta thấy được, dù ở mọi lứa tuổi con người Việt nam đều giàu lòng yêu nước và cống hiến sức mình cho đất nước. Góp một phần nhỏ thì cũng là góp, hi sinh một phần nhỏ thì cũng là hi sinh. Nhân vật bé Nho đã rất thành công khi giữ trong mình những sự cống hiến to lớn của tuổi trẻ. Bé Nho là hình tượng đã làm cho mọi người cảm thấy thân phục và ấn tượng.

Với cách lựa chọn ngôi kể phù hợp, kể chuyện tự nhiên, xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí, gôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình, kết hợp câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường, truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

  • Kết bài:

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là lời nhắc nhở chân thành của Lê Minh Khuê muốn gửi đến mọi thế hệ. Dân tộc ta đã sống như thế ấy, đã chiến đấu như thế ấy. Nền độc lập của hôm nay được xây dựng bằng xương máu và sự hi sinh cao cả của biết bao con người. Bởi thế, học tập tấm gương của ba cô gái trẻ, tuổi trẻ ngày nay phải sống sao cho xứng đáng với những hi sinh, mất mát của dân tộc, tiếp tục phát huy thành quả ấy trong thời đại mới.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" - Theki.vn
  2. Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng và trẻ trung của nhân vật Phương Định qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" - Theki.vn
  3. Hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam anh hùng qua nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.