Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)

cam-nhan-ve-dep-tam-hon-nguyen-khuyen-trong-bai-tho-cau-ca-mua-thu-thu-dieu

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu)

  • Mở bài:

Nguyễn khuyến được tôn vinh là nhà thơ của làng quê Bắc bộ. Ông yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Đọc “Thu điếu”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn mà nhà thơ đã khéo léo ẩn giấu. Đó là tấm lòng đối với làng quê Việt Nam thiết tha và tâm sự của một nhà nho tài danh nhưng bất lực trước thời cuộc.

  • Thân bài:

1. Tâm trạng ưu tư trước thời thế.

+ Bài thơ có nhan đề là Câu cá mùa thu nhưng không chú ý vào việc câu cá mà thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.

+ Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Vì vậy, việc cảm nhận cảnh vật đạt đến sự tinh diệu của nó.

+ Sự tĩnh lặng của ngoại cảnh và tâm cảnh đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ xuất hiện nhiều gam màu xanh và phần nhiều là gam màu lạnh. Cái lạnh của trời thu, cảnh thu hay cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ tỏa ra cảnh vật?

2. Tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước thể hiện qua sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất nước.

+ Tác giả cảm nhận mùa thu bằng nhiều giác quan, miêu tả từ nhiều điểm nhìn khác nhau.

+ Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết yêu quê hương đất nước, Nguyễn Khuyến mới cảm nhận và thể hiện được những biến thái tinh vi của đất trời như thế.

3. Nghệ thuật:

– Nghệ thuật tả cảnh và bộc lộ tâm trạng.

– Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt điêu luyện.

4. Đánh giá:

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu tiêu biểu cho vẻ đẹp của các nhà nho chân chính đương thời. Qua bài thơ, người đọc nhận ra ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với quê hương đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.


Tham khảo:

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”.

1. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm quê hương, đất nước.

Thơ viết về thiên nhiên, trước hết bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả. Để cảm nhận hết vẻ đẹp của thiên nhiên với những biểu hiện phong phú, đa dạng, tinh tế, nhà thơ đã cảm nhận bằng nhiều giác quan : thị giác, thính giác, xúc giác và thường là sự hoà trộn nhiều cảm giác (thị giác với thính giác : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, thị giác vói xúc giác : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo).

Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình cảm quê hương đất nước nếu đó là thiên nhiên của quê hương, Tổ quốc mình. Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết vói quê hương, Nguyễn Khuyến mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thật, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi công thức,.ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.

2. Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao.

Một ngư ông lại hững hờ với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng tác giả qua bài thơ là một nỗi u hoài, u hoài nên thì khi trầm ngâm khi lại như giật mình thảng thốt : Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo ; Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Nỗi u hoài từ tam canh toa lan ra ngoại cảnh, phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng ở Câu cá mùa thu đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Vị Tam nguyên Yên Đổ về sống giữa làng quê, giữa cảnh đời thôn dã nhưng vẫn nặng lòng thời thế, vẫn suy nghĩ về hiện tình đất nước và âm thầm “thẹn” cho sự bất lực của chính mình.

Đặt Câu cá mùa thu trong chùm thơ thu, với Vịnh mùa thu (Thu vịnh) Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) ta càng thấy rõ tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao Nguyễn Khuyến, ở bài Vịnh mùa thu, tác giả sống trong tâm trạng buồn đến thẫn thờ, ngơ ngẩn, mất cả ý niệm không gian, thời gian. Hoa nở năm nay mà ngỡ là hoa năm ngoái. Ngỗng kêu trên trời nước mình mà ngỡ ngỗng nước nào. Buồn đến nhân hứng” muốn viết thơ mà “nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”. Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm – danh sĩ đời Tấn vừa có tài thơ, vừa có nhân cách. Đào Bành Trạch không vì năm đấu gạo mà uốn gối khom I lưng trước thói tục, đã treo ấn từ quan từ hồi còn trẻ. Tam nguyên Yên Đổ cũng đã vứt miếng đỉnh chung về ở ẩn tại quê nhà, nhưng so với Đào Tiềm ông vẫn tự cho mình là từ quan hơi muộn. Ở bài uống rượu mùa thu, Nguyễn Khuyến nói chuyện uống rượu nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, để quên đi bao sự đời đau buồn, tủi hổ. Mượn chén rượu để thưởng thức thú ngắm cảnh, ngắm trăng, mượn “say” để nói “tỉnh”. Say thiên nhiên mà tỉnh trước sự đời. Đằng sau cái “say nhè” sau năm ba chén rượu là một tuý ông nặng lòng trước thời thế.

Như vậy có thể nói, với Câu cá mùa thu, người đọc nhận ra ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.