Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

cam-nhan-ve-dep-tam-hon-soi-noi-cua-tuoi-tre-tinh-dong-chi-dong-doi-sau-sac-cua-nguoi-linh-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • Mở bài:

Thành công của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính không chỉ là khắc họa đậm nét bức chân dung lẫm liệt của người lính mà còn bộ lộ được vẻ đẹp tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc của người chiến sĩ lái xe kiên trung bất khuất.

  • Thân bài:

Nếu người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu mang vẻ đẹp bình dị, khá trầm lặng trong những suy tư thì ngược lại, người lính lái xe lại rất vui tươi, hóm hỉnh và tinh nghịch rất lính. Lúc nào họ cũng cười, cũng ngạo nghễ vượt lên trên hoàn cảnh:

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.

Hoàn cảnh chiến đấu mà họ đang trải qua từng ngày thật khố liệt và đầy hiểm nguy. Đâu chỉ bom đạn của kẻ thù rình rập trên mỗi chặng đường mà điều kiện vật chất đảm bảo an toàn không thể có, thiên nhiên khốc liệt đầy rủi ro. Thế mà, người lính lái xe không hề để ý đến, dường như xem là không có. Họ cứ ung dung ngồi trước tay lái, tâm thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” về phía trước. Đó là tâm thế của con người quả cảm, khát khao chiến thắng.

Trở vật của thiên nhiên nào gió, nào bụi, nào mưa, và bao nhiêu thứ khác nữa cứ ùa vào buồng lái bởi xe không có kính tưởng như vô hại mà lại rất nguy hiểm đến tầm nhìn và tính mạng của họ. Lơ là một chút là cái chết lập tức hiện hình. Thế mà, người chiến sĩ vẫn cứ miệt mài đưa xe đi tới. Chẳng bao giờ họ tỏ ra bực bội hay phàn nàn mà lúc nào cũng cười ha ha vừa vui tươi vừa đầy lạc quan, tin tưởng. Gặp đồng đội trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những cái bắt tay tiếp sức như lời chúc may mắn và hẹn gặp lại thân tình, ấm áp biết bao.

Với họ, những ai trên chiến tuyến này cũng đều là anh em, đồng chí cả. Lạ cũng thành quen, xa cũng thành gần bởi ở họ không có sự phân biệt nào khác. Họ có cùng nhiệm vụ, cùng mục tiêu chiến đấu, cùng kẻ thù, cùng khát vọng giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Trái tim họ cùng nhịp đập, lý tưởng họ cùng một phương. Họ là gia đình, là một tập thể gắn kết bền chặt. Chính sự gắn kết dó tạo nên sức mạnh chiến đấu, giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi, chiến thắng nghịch cảnh, đạt đến thành công.

  • Kết bài:

Kết thúc bài thơ, hình ảnh người lính đi vào cuộc chiến đấu với ý thức giác ngộ về lý tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội. Họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ mình. Họ sống trẻ trung, yêu đời, lạc quan, tự tin. Hình ảnh của họ được thể hiện trong một thời điểm quyết liệt và khẩn trương hơn. Đó là một thế hệ anh hùng, hiên ngang, mạnh mẽ với ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hào hùng, lẫm liệt.

8 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận nét độc đáo và mới lạ của hình ảnh những chiếc xe không kính - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội qua các tác phẩm đã học (chương trình Ngữ văn 9 học kỳ 1) - Theki.vn
  3. Không gian tình yêu trong thơ Phạm Tiến Duật - Theki.vn
  4. Phân tích "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) - Thế Kỉ
  5. Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu - Thế Kỉ
  6. Cảm nhận về hình tượng người lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật - Theki.vn
  7. Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Theki.vn
  8. Cảm nhận ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.