Cảm nhận về hình tượng người lính qua đoạn thơ: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa…”

cam-nhan-ve-hinh-tuong-nguoi-linh-qua-doan-tho-anh-ban-dai-dau-khong-buoc-nua

Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !”

Và:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng.


* Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

“Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Quang Dũng. Không lẩn tránh đề cập đến cái bi nhưng nhà thơ đã đem đến cho nó một cảm hứng lãng mạn, âm hưởng tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng, cảm hứng lãng mạn đã được triển khai trên nền cảm xúc kí ức một thời Tây Tiến.

  • Thân bài:

1. Cảm nhận về hình tượng người lính qua những dòng thơ:

Người lính Tây Tiến vừa có vẻ đẹp bi thương vừa hết sức hùng tráng.

+ Bi thương bởi hiện thực nghiệt ngã, đầy mất mát, sự hi sinh giữa cuộc hành quân:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !”

+ Người lính Tây Tiến phải nếm trải nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhiều nỗi đau mất mát, hi sinh; song tâm hồn họ vẫn toát lên nét ngang tàng, ngạo nghễ, đặc biệt là lí tưởng xả thân cho tổ quốc.

+ Sự ra đi của người lính được trang trọng hóa bởi hình ảnh áo bào, bởi khúc nhạc thiêng tiễn đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

+ Hùng tráng bởi sự ra đi thầm lặng, thanh thản với khí phách “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, hiến dâng đời xanh làm nên mùa xuân cho đất nước.

+ Hùng tráng với lí tưởng cao đẹp vì độc lập tự do Tổ quốc: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, với âm vang vừa đau thương vừa dữ dội oai hùng “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” tiễn đưa, tôn vinh tầm vóc sử thi của người lính trong hi sinh.

2. Tinh thần bi tráng của hình tượng.

– Tinh thần bi tráng là những mất mát đau thương nhưng vẫn mang màu sắc hào hùng, là đặc điểm của hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng tái hiện trong hai đoạn thơ khi nhà thơ nhìn thẳng vào hiện thực gian khó, thiếu thốn nhưng không phải để bi lụy.

– Tinh thần bi tráng được thể hiện qua sự khẳng định những hiện thực trên chặng đường hành quân, nơi khốc liệt chiến trường nhưng người lính Tây Tiến vẫn giữ vững lí tưởng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp bi tráng hào hùng.

+ Hai câu thơ ở đoạn 1 bài thơ: Bi thương bởi hiện thực nghiệt ngã về giây phút nghỉ chân hiếm hoi, nỗi nhọc mệt, sự hi sinh giữa cuộc hành quân: dãi dầu không bước nữa…gục lên súng mũ Hùng tráng bởi sự ra đi thầm lặng, thanh thản với khí phách bỏ quên đời, hiến dâng đời xanh làm nên mùa xuân cho đất nước.

+ Bốn câu thơ tiếp ở đoạn 3 bài thơ: Bi thương với hiện thực tàn khốc chiến tranh: thiếu thốn, bệnh tật, mất mát hi sinh rải rác biên cương mồ viễn xứ…áo bào thay chiếu anh về đất Hùng tráng với lí tưởng cao đẹp vì độc lập tự do Tổ quốc- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, với âm vang vừa đau thương vừa dữ dội oai hùng Sông Mã gầm lên khúc độc hành tiễn đưa, tôn vinh tầm vóc sử thi của người lính trong hi sinh

Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố “bi” và yếu tố “tráng”; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian  khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Chính tinh thần bi tráng mang đến cho chúng ta những cảm nhận chân thực và xúc động về những năm tháng chiến tranh khốc liệt và thấy được vẻ đẹp tâm hồn, khí phách cao cả của thế hệ anh bộ đội cụ Hồ.

– Tinh thần bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ.

– Tinh thần bi tráng được thể hiện bằng giọng điệu trầm hùng; thể thất ngôn rắn rỏỉ, cách nói giảm nói tránh, bút pháp lãng mạn với sự tương phản, cường điệu, ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa mới lạ giàu tính tạo hình, biểu cảm, giàu chất họa, chất nhạc, chất thơ… với lượng từ Hán Việt tôn nghiêm, bất tử hóa sự ra đi của người lính Tây Tiến.

3. Nghệ thuật biểu hiện:

– Tinh thần bi tráng được thể hiện bằng giọng điệu trầm hùng; thể thất ngôn rắn rỏi, cách nói giảm nói tránh, bút pháp lãng mạn với sự tương phản, cường điệu, ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa mới lạ giàu tính tạo hình, biểu cảm, giàu chất họa, chất nhạc, chất thơ… với lượng từ Hán Việt tôn nghiêm, bất tử hóa sự ra đi của người lính Tây Tiến.

– Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn; ngôn ngữ có sự kết hợp hiệu quả của từ thuần Việt và từ Hán Việt, từ láy; hình ảnh gợi hình, gợi cảm; giọng điệu trầm hùng; biện pháp nói giảm, nói tránh…

– Tinh thần bi tráng cùng cảm hứng lãng mạn làm nên nét đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến và sức sống thi phẩm.

– Nhà thơ đã sáng tạo được bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp tinh thần tiêu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp – vừa gian khổ hi sinh vừa hào hùng oanh liệt.

  • Kết bài:

– Tinh thần bi tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.