Cảm nhận về một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực vùng miền của dân tộc

cam-nhan-ve-mot-net-dep-trong-van-hoa-am-thuc-vung-mien-cua-dan-toc

Cảm nhận về một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực vùng miền của dân tộc

Du lãm đến miền Trung mà không thưởng thức món bánh bèo thì quả thực đáng tiếc cho một chuyến đi kì thú. Người Việt Nam đâu lạ gì cái món bánh bèo, nhưng ăn bánh bèo ở miền Trung mới là cái thú ẩm thực khó tìm thấy ở nơi nào khác. Từ Nha Trang, dọc ven vùng biển đến Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… nơi nào cũng có món bánh bèo hấp dẫn ấy. Nó hấp dẫn là bởi cái cách làm, cách ăn và bao nhiêu thứ “phụ kiện” kèm theo vô cùng phong phú, nó làm say mê thực khác vốn “đói lòng” hương vị quê hương.

Một lần, tôi ăn bánh bèo ở Quy Nhơn, đến giờ còn nhớ mãi. Bánh bèo Quy Nhơn đúc trong chén nhỏ, vừa một miếng ăn. Gọi một đĩa bánh bèo, cô chủ đem ra chỉ vẻn vẹn có 12 cái bé xíu, kèm theo con tôm luộc, tóp mỡ và đậu rang. Bảo cho thêm, cô nhất quyết không cho, bảo ăn hết rồi lấy nữa. Thôi thì dằn lòng lại, ăn hết rồi lấy nữa.

La liệt trên bàn bao nhiêu loại nước chấm. Tôi đếm cũng phải có đến 12 loại chứ chẳng ít. Này là mắm chua ngọt, mắm ớt cay, mắm nhĩ trong, mắm đục, mắm đậu tương trắng, mắm đậu tương rang, tương cà, tương sa tế… Cứ theo kiểu thập cẩm Sài Gòn, tôi lấy mỗi thứ một ít. Cô chủ mỉm cười bảo “vụng quá, lấy một thứ thôi”. Ồ, tôi ngỡ người ra, thì ra là vậy. Một đĩa 12 cái bánh ít ỏi là để cho thực khách có cơ hội thưởng thức những loại nước chấm độc đáo ấy mà phê pha đường về. Tôi tỏ ý xin đổi đĩa khác, cô chủ chịu liền, vui vẻ chiều lòng khách.

Lần ấy, tôi không nhớ đã ăn bao nhiêu đĩa bánh. Chỉ nhớ, mỗi một thứ nước chấm đưa tôi đến một bến bờ thi vị. Có cái ngọt dịu lòng, có cái mặn rắn chát, có cái thơm bùi ấm êm, có cái chua dịu vợi,… và có cả cái tình của người miền Trung giản dị và hiền hòa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.