Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

cam-nhan-ve-nhan-vat-be-thu-trong-chiec-luoc-nga-cua-nguyen-quang-sang-678

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

  • Mở bài:

Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật bé Thu được nhà văn chú ý xây dựng với những nét vừa hồn nhiên vừa hết sức sâu sắc. Bé Thu là một đứa bé bướng bỉnh, gan lì, đáo để nhưng lại thương cha hết mực. Có thể nói, hình ảnh ông Sáu trong lòng bé Thu được bao bọc bởi sự tinh khiết, mãnh liệt, bất khả xâm phạm.

  • Thân bài

1. Bé Thu là một bé bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì:

Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác, lạ lùng, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “má, má”.

Trong ba ngày nghỉ phép, Thu xa lánh ông Sáu trong lúc ông tìm cách vỗ về, gần gũi nhưng Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba. Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, gọi chắt nước cơm nhưng lại nổi trổng. Dù bác Ba nói mẫu nhưng Thu vẫn không gọi. Bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước chứ không chịu gọi “ba”.

Xung đột đạt đến cao điểm khi bé Thu đã hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung toé – bị đòn, không khóc, chạy sang nhà bà ngoại, cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to.

Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được: “mày cứng đầu quá vậy?”. Chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Lý do nó không nhận ba thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ mà hợp lý.

2. Bé Thu là một cô bé có tình yêu thương cha sâu đậm:

Trước khi ông Sáu trở về, ngày nào nó cũng mong nhớ. Nhiều lần chị Sáu lên thăm ông Sáu, nó muốn đi nhưng mẹ nó không cho vì đường xa nguy hiểm. Lúc biết được ông Sáu chính là cha nó, nó hối hận lắm, nằm thở dài và nghĩ đến ngày mai. Trước lúc ông Sáu lên đường, tình cha con của ông đã trở lại vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào nhất.

Trong cái ngày trước khi ông Sáu lên đường vào chiến khu, con bé cùng ngủ với bà ngoại. Trong đêm ấy, bà đã giảng giải cho nó nghe, phân tích cho nó hiểu. Con bé đã biết được rằng ông Sáu chính là cha mình. Nó cũng hiểu vết sẹo ghê sợ trên mặt ông là vết thương của ông trong chiến đấu. Sau khi hiểu được nguồn gốc lai lịch vết sẹo trên mặt cha, con bé lăn lộn suốt một đêm không ngủ được. Có lẽ nó hối hận lắm vì đã từng đối xử không tốt với ông. Lúc này, không chỉ yêu cha, nó còn rất thương ba nữa.

Người đọc đã chứng kiến một cuộc chia tay cảm động sáng hôm sau, trước khi cha nó lên đường Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn cha nhưng lại mang tâm trạng hoàn toàn khác trước: “Nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, mặt nó sầm lại buồn rầu. Khi đối diện vói ông Sáu, “đôi mắt mênh mông của con bé bống xôn xao”. Người đọc cảm nhận được đằng sau đôi mắt mênh mông, xôn xao ấy đang xáo động biết bao tình cảm.

Tiếng gọi ba võ òa từ sâu thẳm trong tâm hồn bé bỏng của nó. Sự khao khát tình cha con lâu nay bị kìm nén bỗng bật lên. Bắt đầu là tiếng thét “Ba…a…a ba”. Tiếng gọi thân thương, tiếng gọi ông Sáu chờ đợi suốt hơn 7 năm ròng, cuối cùng ông cũng được nghe.

Thế rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới…dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba Nó hôn khắp người ông Sáu, hôn cả vết sẹo dài trên má ông, cái vết sẹo trước kia nó ghê sợ và cảm thấy xấu xí vô cùng. Đến bây giờ, hiểu được vì sao cha có vết sẹo, Thu thương cha nó lắm. Hành động của em như muốn xoa dịu nỗi đau đã gây ra cho cha. Sau khi nghe ông Sáu nói: “Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu thét lên: “Không!”, hai tay ôm chặt lấy cổ cha, 2 chân cấu chặt người nha. Em khóc vì thương cha, vì ân hận đã không phải với cha, vì không biết đến bao giờ mới được gặp lại cha. Lúc này tất cả hành động của Thu đều gấp gáp dồn dập, trái hẳn lúc dầu.

Trong tâm hồn cô bé, tình yêu với cha đã có sự thay đổi. Ngoài tình yêu còn có tình thương rồi cao hơn cả là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vô cùng vì người cha chiến sĩ, người cha hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến cả cuộc đòi cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Giờ đây người cha ấy lại tiếp tục đi theo con đường vinh quang mà cả dân tộc ta đang đi.

  • Kết bài:

Qua nhân vật bé Thu, người đọc nhận thấy, tác giả quả rất am hiểu tâm lý trẻ em nên đã diễn tả sinh động tình cảm của bé Thu trong cuộc chia tay cha con đầy cảm động. Ông còn rất yêu thương trẻ thơ và quý trọng những cảm xúc hồn nhiên, phẩm chất anh hùng cao đẹp của tuổi trẻ.

Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng


Bài tham khảo:

Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật bé Thu.

  • Mở bài:

“Chiếc lược ngà” là sáng tác xuất sắc của Nguyên Quang sáng khi trở lại miền Nam công tác. Từ một câu chuyện kể về một nữ giao liên thông minh, tài trí, nhà văn đã viết nên câu chuyện cảm động này. Qua hoàn cảnh éo le của gia đình ông Sáu, nhà văn đã thể hiện thật chân thành và cảm động vẻ đẹp tình cảm gia đình trong hoàn hoàn cảnh chiến tranh. Đặc biệt, tâm lí và hành động của nhân vật bé Thu được xây dựng khá tinh tế thể hiện sự am hiểu của nhà văn đối với tâm lí trẻ thơ. Diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Thu dường như khó hiểu nhưng đó lại là tình cảm yêu thương tha thiết mà bé dành cho người cha thân yêu của mình.

  • Thân bài:

Câu chuyện được kể “vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ giữa Tháp Mười mà xung quanh nước đã lên đầy…”. Người kể chuyện cho anh em nghe là “một đồng chí già” – ông Ba, chiến sĩ lão thành từng trải trong cuộc kháng chiến. Cách mở đầu tạo không khí nghiêm trang và gợi mở nhiều điều thú vị.

Ông Sáu, một cán bộ kháng chiến, xa nhà hơn bảy năm mới có dịp trở về thăm nhà. Khi ông đi, bé thu, con gái ông chưa trờn một tuổi. Lúc ông trở về, bé Thu đã lớn. Niềm mong mỏi và háo hức được gặp con gái, được ôm nó vào lòng cho thỏa nhớ mong khiến ông bồi hồi. Khi thuyền chưa cập bến, nhìn thấy con bé đang ngồi chơi trước sân, ông đã vội nhảy lên bờ. Nghe tiếng gọi: “Thu! Con”,bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn vào chiếc thẹo nơi má của người đàn ông vừa gọi mình đang giần giật đỏ ửng lên mà sợ hãi. Nghe ông kêu: “Ba đây con!”, mặt Thu bỗng tái đi, rồi vụt chạy và thét lên: “Má! Má!” khiến ông Sáu đứng sững lại, ngỡ ngàng. Nỗi đau đớn hiện ra mặt ông trông thật đáng thương, hai tay buông thõng xuống như bị gãy.

Ba ngày về phép ngắn ngủi cứ nặng nề trôi đi. Bé Thu nhất quyết không gọi ông là ba khiến ông vô cùng đau khổ. Ông càng vồ vập, vỗ về thì Thu lại cảng lảng tránh, xa cách, lạnh nhạt. Bé Thu không hiểu được nỗi khát khao cháy lòng của cha sau tám năm xa cách biết bao mong mỏi được trở về, được nghe con gọi một tiếng cha – bình dị mà thiêng liêng nhất trong cuộc đời này.

Bằng mọi cách, ông, vợ ông và bác ba khuyên nhủ, tạo tình thế để nó gọi ba nhưng nó nhất quyết không gọi. Mẹ nói Thu gọi cha vào ăn cơm thì Thu nói trống không, Thu gọi cha là “người ta”. Sự xa lánh, ương ngạnh của bé Thu như gáo nước lạnh dội xuống ngọn lửa nồng nàn trong lòng cha. Có lúc tưởng chừng như không thể chịu đựng được nữa, đó là khi một mình Thu đối diện với nồi cơm to đang sôi trào, tưởng chừng nó phải cuống lên, xuống nước, đầu hàng, gọi một tiếng ba nhờ sự giúp đỡ.Nhưng không! Thu kiên quyết lấy chiếc vá múc từng vá nước bỏ đi, quyết không chịu cất lên một tiếng ba mà người cha mong đợi.

Bướng bỉnh, bất cần, không chịu nhượng bộ, không chịu thua cuộc, điều đó khiến người cha càng thêm đau lòng và cũng không hiểu vì sao Thu lại cự nự, chối bỏ tình cha như vậy?

Ẩn sau những điều đáng trách, đáng ghét ấy của Thu lại là điều vô cùng đáng quý của đứa con bé bỏng đối với cha. Thái độ ngang ngạnh, quyết liệt ấy có lí do riêng của trẻ mà chưa ai hiểu được và chưa ai tháo gỡ cho nó, mặc dù cả người bạn của cha, người mẹ và tất cả mọi người đều xác nhận đó là cha của bé. Cái mầm sâu kín thắc mắc trong lòng bởi người cha trong ảnh trẻ, đẹp, không có vết thẹo ghê sợ trên má kia. Bé kiên quyết giữ vững lập trường để bảo vệ người cha thân yêu của mình. Sự việc sẽ không được giải tỏa nếu như Thu không hất cái trứng cá ra khỏi bát cơm và bị cha la đánh. Thu bỏ ăn chèo thuyền sang bà ngoại.

Nhà văn cởi nút thật khéo léo, tự nhiên, hợp lí, nỗi khúc mắc trong lòng bé Thu đã được bà ngoại tháo gỡ: chiến tranh, thời gian, sự xa cách đã khiến ba già và xấu xí như thế. Khi đã vỡ lẽ rồi thì lòng yêu cha của bé Thu càng nhân lên gấp bội nhưng quá muộn, đúng lúc cha phải từ giã gia đình, bà con lên đường.

Buổi sáng chia tay trên bến, khi cha phải lo tiếp khách, Thu cảm giác như bị bỏ rơi, lúc bé đứng vào góc nhà, lúc tựa của nhìn mọi người. Vẻ mặt không còn cau có mà sẫm lại buồn rầu. Đôi mắt mở to vẻ nghĩ ngời sâu xa. Chia tay Thu là người cuối cùng, đôi mắt mênh mông của nó nhìn cha bỗng xôn xao. Tình cha con đột ngột trỗi dậy. Tiếng ba vỡ òa từ sâu thẳm đáy lòng bao năm chờ đợi, nay buột thốt bất ngờ. Và cái tiếng ba suốt chín năm, ba ngày đằng đẵng người cha mong mỏi giờ mới được nghe. Đột ngột, sung sướng, yêu thương và cả những éo le… trào cả dậy, không ai có thể ngờ tới: “Ba… Ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó […]. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: – Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nữa” như muốn chuộc lỗi với ba. Xúc động biết bao Thu hôn lên cả vết thẹo dài mà suốt mấy ngày bé đã nghi kị, ghét bỏ. Đối với người cha ấy, đó là tiếng gọi ba đầu tiên và cũng là tiếng cuối cùng ông nghe được từ con. Xúc động quá nặng tràn, ông Sáu không kìm nổi nước mắt, vừa ôm con, vừa lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: “- Ba đi rồi ba về với con. – Không! – Con bé hét lên, hai tay nó xiết chặt lấy cổ […], nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run”.

Nhìn ảnh ấy, ai cũng nghẹn lòng làm sao cầm nổi nước mắt. Còn nhân vật tôi “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Lần cuối bé Thu được ôm cha, nó mếu máo và dặn cha trong tiếng nấc : “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Một ước muốn nhỏ bé, giản dị mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa. Cây lược ngà! Phải mười năm sau khi Thu đã trở thành cô giao liên rắn rỏi, kiên cường mới được nhận, lúc đó người cha thân yêu cũng không còn nữa.

  • Kết bài:

Nhà văn không nhiều lời, chỉ qua một vài chi tiết, đủ cho người đọc xúc động trước nỗi niềm, tâm trạng của nhân vật bé Thu. Đó là tình cảm thật trong trẻo, sâu sắc, mạnh mẽ những cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Cứng cỏi, ương ngạnh, yêu – ghét đều thống nhất và hồn nhiên trong tâm trạng một đứa trẻ ngây thơ, chứng tỏ nhà văn rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả thật sinh động diễn biến tấm lí với cả tấm lòng yêu thương và trân trọng.Tác phẩm chính là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, một truyện cổ tích hiện đại.

18 Trackbacks / Pingbacks

  1. Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, hãy trình bày những tác động của tác phẩm đối với tâm hồn em - Thế Kỉ
  2. So sánh vẻ đẹp tình cảm cha con trong "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang và "Nói với con" của Y Phương - Theki.vn
  3. Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  4. Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  5. Cảm nghĩ về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. - Theki.vn
  6. Nghị luận: Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về nhân vật thiếu nhi trong các tác phẩm đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 gây ấn tượng sâu sắc với em - Theki.vn
  7. Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong "Chiếc lược ngà"của Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  8. Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  9. Cảm nhận tình yêu thương con tha thiết của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" - Theki.vn
  10. Phân tích ý nghĩa chi tiết "chiếc lược ngà" trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  11. Tóm tắt văn bản truyện lớp 9 - Theki.vn
  12. Cảm nhận vẻ đẹp con người Việt Nam qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  13. Cảm nhận về vẻ đẹp tình cảm của nhân vật bé Thu khi khi nhận ra ba buổi sáng trên bến sông - Theki.vn
  14. Trình bày những ấn tượng của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - Theki.vn
  15. Dàn bài cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  16. Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  17. Chứng minh: Chỉ có tình cha con là không thể chết được qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn
  18. Nghị luận: Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.