Cảm thức thẩm mĩ trong thơ Haiku Nhật Bản

cam-thuc-tham-mi-trong-tho-hai-ku-nhat-ban

Cảm thức thẩm mĩ trong thơ Haiku Nhật Bản.

Haiku tức Hài cú đạo là một thể thơ độc đáo của Nhật Bản. Ra đời vào thế kỉ 17, được tách ra từ phần đầu cua bài đoản ca với 17 âm tiết. Thiền sư, thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki tiếp bước sau đó đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như ngày nay.

Tuy tìm kiếm cái đẹp ở nhiều thể thức khác nhau nhưng về căn bản, thơ Haiku quy tụ về 4 thể thức thẩm mĩ, có sức mạnh làm nên sự quyến rũ mê hoặc của thể thơ kì lạ này.

1. Cảm thức Wabi (đơn sơ).

Đơn sơ là yếu tố đầu tiên trong Hài cú đạo. Bởi người Nhật ưu chuộng cái đẹp đơn sơ, bình dị của cảnh vật xung quanh ta. Cái đẹp ẩn tàng trong những hình thức tưởng chừng như không có gì đặc sắc. Wabi chính là sự cảm nghiệm về trạng thái thanh bần an lạc, sự dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con người và sự vật. Đó chính là một cảm giác im lặng, thư thái, trong sạch mà các ẩn sĩ luôn muốn đi tìm.

Sự đơn sơ cũng cần phải thể hiện rong từ ngữ hết sức tinh lọc, tránh sự chói lọi rực rỡ, không khoa trương, phù phiếm mà vẫn gợi được cho người đọc biết bao thế giới sắc màu. Bởi thế trong Haiku, ít khi ta thấy có từ ngữ chỉ màu sắc, ánh sáng hay một sự rực rỡ nào khác. Điều này không nằm ngoài tâm thức thẩm mĩ phương đông trong hành trình tìm kiếm cái hữu hạn trong lòng bàn tay.

2. Cảm thức Sabi (tịch lặng).

Sabi hay Sá tịch (tịch lặng) là một khái niệm thẩm mỹ trong thế giới quan của văn hoá Nhật Bản chỉ tính phù du và sự không hoàn hảo. Sabi được hiểu như là một vẻ đẹp không hoàn hảo, vô thường và không đầy đủ. Đặc điểm của thẩm mĩ Sabi bao gồm sự bất đối xứng, sự không cân bằng, sự giản lược hóa, sự cần kiệm, sự khắc khổ, sự khiêm nhường, sự gần gũi, sự am tường tính nguyên vẹn đơn sơ mà một cách tự nhiên.

Từ một quan niệm thẩm mĩ trong văn hóa Nhật Bản, thi sĩ Matsuo Basho đã vận dụng vào thơ Haiku, biến nó thành một đặc trưng thẩm mĩ độc đáo trong thơ. Sabi mang tính chất đơn sơ, tao nhã ,trầm lắng, u buồn tịch liêu nhưng không đưa đến sự chán chường, bi lụy, ai oán. Đó là vẻ đẹp nâng cao tâm hồn con người hòa nhập vào chốn thanh cao tịch lặng, hư không của thế giới:

“Cành khô
Con quạ đậu
Chiều thu”

(Basho)

Với cảm thức Sabi cho phép Basho có cái nhìn thấu thị cảnh vật, đạt đến cảm giác bất động, thiền định. Đầu tiên là xác định vị tri chủ thể “trên cành”. Tiếp đến là cho chủ thể hiện hình “con quạ”, trong một khoảng không gian nhất định “chiều thu”. Basho đã làm phép xâu chuỗi nỗi buồn héo hắt từ trong những bản thể mang tính tượng trưng, dẫn hướng con người đến với một thế giới tịch lặng, riêng biệt, để người người đọc tự nhận ra bản thể của chính mình. “Cành khô” gầy guộc, héo hắt như dáng hình của vị tu sĩ, “con quạ” im lìm, trầm tư bất động, “chiều thu” vô hạn, sâu thẳm. nếu “cành khô”, “con quạ” là hữu hạn thì chiều thu chính là cái vô hạn, là biểu tượng của cái vĩnh hằng, bất tận, sự kết thúc, sự chuyển luân, vô hình và biến ảo, không thể nắm bắt được. Màu đen của con quạ và bóng chiều tu là sứ giả dẫn lối tâm hồn vào với sự cô liu, tịch mịch của tâm thức.

3. Cảm thức Yugen (u huyền, bí ẩn).

Từ cảm thức Sabi đi vào cảm thức Yugen là một hành trình mang tính tiếp nối. Yugen có nghĩa là bí ẩn. Những gì không thể hiển hiện trong từ ngữ cũng như không thể nhìn thấy rõ được bằng mắt, thế giới thẩm mĩ mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan chính là Yugen. Yungen là sự mơ hồ về nhận thức, bắt buộc con nguwoif phải suy ngẫm, đốn ngộ.

Từ cái nhìn sâu thẳm về một sự vật huyền diệu nào đó trong khoảnh khắc, khiến cho tâm hồn ta xao xuyến ngất ngây, khát khao hòa nhập vào. Nó đem tâm hồn ta chìm đắn trong thế giới mênh mang, lãng đãng, u huyền trong đó. Một con quạ trên cành khô như một chấm đen mà ta nhìn thấy đang tan đần vào bóng tối của hoàng hôn trong buổi chiều tịch lặng cuốn hút ta hòa nhập vào thế giới u huyền, một thế giới mà ta chưa hề biết có gì ở trong đó. Tâm vào vật nhập làm một trong vĩnh hằng vô hạn.

4. Cảm thức Aware (bi cảm).

Aware là cảm thức xao xuyến rung động trước cảnh sinh li tử biệt hay sự vẻ đẹp não lòng, chóng quánh nào đó có tác động đến tâm thức. Aware mang hàm nghĩa đau thương, nỗi buồn thấm đượm cảm thức vô thường:

Không còn mẹ
Một mình em bé tập cười
Đêm mùa thu rơi.

(Issasau)

Nỗi buồn trong Haiku là nỗi buồn phi thường, có sức mạnh nâng đỡ tâm hồn, tránh được cho ta cảm giác sầu mỵ, tối tăm. Em bé cười trong đêm từ khi không còn có mẹ là tiếng cười vượt lên trên nghịch cảnh. Tiếng cười gợi cho ta biết bao niềm xót xa, đồng cảm, thấu nhận.

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.