Soạn bài: Câu trần thuật (Ngữ văn 8, Tập 2)

cau-tran-thuat-ngu-van-8

Câu trần thuật

I. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.

Xét các ví dụ a,b,c cho ở SGK/45,46.

Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn , câu cầu khiến, câu cảm thán ?

– Chỉ có câu: “ Ôi Tào Khê!” là câu cảm thán còn tất cả các câu còn lại đều là câu trần thuật.

Những câu trần thuật này dùng để làm gì ?

a, Các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta. Câu (1,2) yêu cầu ta phải nhớ công ơn.

b, Câu trần thuật dùng để kể và thông báo.

c, Câu trần thuật dùng để miêu tả.

d, Câu trần thuật dùng để nhận định và để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu trần thuật là kiểu câu có chức năng chủ yếu như thế nào?

– Dùng để thông báo, nhận định, miêu tả.

Ngoài các chức năng trên, câu trần thuật còn dùng để làm gì ?

– Yêu cầu, dề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất ? Vì sao ?

– Câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất . Vì gần như các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể thực hiện bằng câu trần thuật.

Ví dụ: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.

* Ghi nhớ : SGK/46

II. Luyện tập.

Bài tập1/46: Xác định kiểu câu và chức năng:

a, Câu 1: Kể ; câu 2,3 : Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

b, Câu1: Kể; câu 2: Bộc lộ cảm xúc

c. Câu 3,4: Bộc lộ cảm xúc.

Bài 2/46:

– Câu thữ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ “Ngắm trăng”là câu nghi vấn ; Câu trong bản dịch thơ là câu trần thuật . Cả hai đều nói về sự xúc động của nhà thơ trước cảnh trăng đẹp.

Bài 3/47: Xác định kiểu câu và chức năng:

a, Câu cầu khiến.

b, Câu nghi vấn.

c, Câu trần thuật.

→ Có chức năng cầu khiến.

Bài 5/47: Đặt câu trần thuật:

a, Hứa hẹn: Em xin hứa là em sẽ đi học chuyên cần hơn.

b, Xin lỗi : Cháu xin lỗi Bác.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.