Chất trữ tình (chất thơ) trong tác phẩm văn xuôi.

chat-tru-tinh

Chất trữ tình (chất thơ) trong tác phẩm văn xuôi.

–  Chất trữ tình (chứa đựng tình cảm) có thể hiểu là chất thơ – tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Còn “Chất thơ trong truyện ngắn” là cái được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Đó là những rung động, rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình người.

– Chất trữ tình (chất thơ) có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: “Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa…” (Đỗ Lai Thúy)

– Nói một tác phẩm văn xuôi có chất trữ tình tức là những ý văn, câu văn, đoạn văn tạo nên sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nó có khả năng truyền những rung cảm ấy đến với người đọc.

– Ở văn xuôi chất trữ tình có ở trong nhiều cấp độ: từ ngữ; bức tranh thiên nhiên; hình tượng nhân vật vượt lên trên thực tại của đời sống, của hoàn cảnh để hướng đến vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tùy bút là gì? - Theki.vn
  2. Chất thơ trong tác phẩm văn học. - Theki.vn
  3. Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích "Những người khốn khổ" của Vichto Huygo) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.