Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích trường ca Đăm Săn)

chien-thang-mtao-mxay-truong-ca-dam-san

Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (Trích trường ca “Đăm Săn”)

  • Mở bài:

Sử thi anh hùng là những câu chuyện kể về cuộc đời và những chiến công hiển hách của người anh hùng – người đại diện cao nhất cho sự giàu có, quyền lực, sức mạnh và ước mơ của cộng đồng người thời cổ đại. Các tác phẩm tiêu biểu trong tiểu loại này là: Đam Săn, Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Ê- đê); Đam Noi (Ba- na),…. Trong số những tác phẩm này thì tác phẩm được biết đến rộng rãi và nổi tiếng hơn cả là sử thi Đam Săn. “Chiến thắng Mtao Mxây” nằm ở phần giữa tác phẩm “Đăm Săn”. Đoạn trích ngợi ca cuộc chiến đấu của Đam Săn. Đó là cuộc chiến đấu vì danh dự, vì hạnh phúc gia đình và hơn nữa vì cuộc sống bình yên và sự phồn vinh của thị tộc. Đoạn trích này tiêu biểu cho những đặc trưng của thể loại sử thi anh hùng.

  • Thân bài:

Đoạn trích kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và tù trưởng Mtao Mxây để giành lại vợ. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mxây “Chiến thắng Mtao Mxây” khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn đã chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng của mình.

Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đam Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đam Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đam Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng Mtao Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến. Mãi đến khi Đăm Săn đòi đốt nhà, Mtao Mxây mới chịu ứng chiến.

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra hai hiệp quyết liệt. Đam Săn nhờ sự giúp đỡ của Ông Trời đã cắt được đầu của Mtao Mxây. Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đam Săn về ngôi làng mới. Có thể thất, Đăm Săn luôn bình tĩnh, chủ động, thẳng thắn, dũng cảm và mạnh mẽ chiến đấu với Mtao Mxây. Đăm Săn chính là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh của dân làng.

Sau khi đánh bại và giết chết Mtao Mxây, Đăm săn có cuộc nói chuyện với dân làng. Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng của Mxây diễn ra rất nhanh. Đăm Săn hội ý kiến và mọi người hưởng ứng đi theo Đăm Săn. Điều đó thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân anh hùng, đồng thời thể hiện sự thông nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.

Cuộc chiến giữa Đam Săn và Mtao Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng. Nó không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:

Ở phía Mtao Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn (“không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”).Thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh.Họ luôn mơ ước có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài

Ở phía Đam Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp (“… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!”).

Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đam Săn. Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang Họ ngay lập tức theo về phía Đam Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đam Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng tưng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.

Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc – đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triển của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể lẽ tẻ, rời rạc tập hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn. Và cũng chỉ như vậy, họ mới trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người – ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh, ví Những câu ấy, hoặc chứa biện pháp so sánh kiểu tương đồng (chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối…), hoặc so sánh kiểu tăng cấp (Đam Săn múa khiên), cũng có trường hợp so sánh kiểu tương phản (đối lập giữa cảnh múa khiên của Đam Săn và Mtao Mxây). Những câu văn theo kiểu đòn bẩy này có giá trị rất lớn trong việc miêu tả nhân vật người anh hùng. Nó khẳng định và nâng bổng lên tài năng, sức mạnh của Đam Săn – người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.

Các hình ảnh, sự vật được đem ra để so sánh ở đây đều lấy ra từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ. Như thế hàm ý của tác giả là muốn lấy vũ trụ để “đo” kích cỡ, tầm vóc của nhân vật anh hùng. Thủ pháp nghệ thuật này là một thủ pháp quen thuộc của sử thi. Nó giúp mang lại những giá trị thẩm mỹ rất đặc trưng cho thể loại này: đặc trưng về sự trang trọng, hoành tráng và dữ dội.

Sự xuất hiện của Ông Trời (thần linh) và việc can thiệp của Ông Trời vào chiến thắng của Đam Săn chứng tỏ ở thời kì ấy, con người và thần linh gắn bó mật thiết với Hay nói cách khác, nó là dấu vết của tư duy thần thoại trong sử thi, dấu vết của một xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi. Tuy nhiên cũng từ câu chuyện này có thể nhận thấy, dù có can thiệp vào công việc của con người nhưng thần linh chỉ đóng vai trò là người “cố vấn”, “gợi ý” hành động chứ không phải là người quyết định tối cao kết quả của cuộc chiến. Như vậy trong mối quan hệ với các thần, người anh hùng vẫn giữ được vai trò quyết định và có tính độc lập riêng. Sắp đặt câu chuyện theo kiểu như vậy cũng là một hình thức đề cao vai trò của nhân vật anh hùng, đề cao tinh thần dân chủ của thời thị tộc cổ xưa.

Đăm Săn là người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Chiến thắng của Đăm Săn cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người, đồng thời cho thấy cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sông hòa hợp, hạnh phúc. Đăm Săn xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc hạnh phúc. Đăm Săn xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê đê thời cổ đại.

Đoạn trích rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật so sánh, phóng đại giàu sức tưởng tượng. Ngôn ngữ phù hợp với sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt; ngôn ngữ đốì thoại được khai thác ở nhiều góc độ, ngôn ngữ trang trọng, nhiều định ngữ. Sử dụng có hiệu quả những biện pháp tu từ thường thây trong sử thi: lôi miêu tả song hành, đòn bẩy, xây dựng những đối thoại trực tiếp, nghệ thuật so sánh, phóng đại, đôi lập, tăng tiến. Nghệ thuật tự sự kết hợp với nghệ thuật miêu tả, dựng lên một khung cảnh hoành tráng tương xứng với tầm vóc của người anh hùng sử thi.

  • Kết bài:

Qua cuộc chiến ác liệt giữa hai vị tù trưởng, đoạn trích thể hiện trực tiếp đề tài chiến tranh – đề tài trung tâm của sử thi anh hùng và ý nghĩa chiến công của người anh hùng Đăm Săn trong sự nghiệp bảo vệ và mở rộng địa bàn cư trú. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã gợi cho người nghe kể sử thi nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Ê đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động và số phận của cá nhân anh hùng thông nhất cao độ với số phận của cả thị tộc.

Xem thêm:


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Đam Săn là bộ sử thi nổi tiếng, là niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên. Đam Săn là nhân vật chính là đại diện, biểu trưng cho sức mạnh của các cộng đồng người Tây Nguyên trong buổi đầu xây dựng và bảo vệ buôn làng. Vì thế, người Tây Nguyên dùng những ngôn từ, hình ảnh đẹp nhất để ca ngợi sự dũng mãnh của chàng. Sức mạnh của Đăm Săn được thể hiện rõ nhất trong cuộc chiến đấu và chiến thắng tù trường Mtao Mxây.

  • Thân bài:

Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, hai nhân vật Mtao Mxây và Đam săn đều được tả bằng ngôn ngữ hào sảng của sử thi song lại được miêu tả với hai cảm hứng khác nhau. Với Đam Săn, đó là cảm hứng ngợi ca. Với Mtao Mxây là cảm hứng phê phán. Hai người đều tài giỏi nhưng hành động và ngôn ngữ của họ lại khác nhau.

Ngôn ngữ của Đam Săn là ngôn ngữ của người anh hùng đại diện cho chính nghĩa. Mtao Mxây cướp vợ của Đam Săn. Vì danh dự của mình, Đam Săn đi đòi vợ. Chàng đến khiêu chiến với Mtao Mxây bằng tinh thần thượng võ của người anh hùng. Nhưng Mtao Mxây lại là kẻ xấu, hắn buông lời chọc tức chàng “Ta không xuống đâu… Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng ta ở trên này cơ mà”.

Hắn cũng sợ Đam Săn có hành động đâm lén. Nhưng Đam Săn không phải là người như vậy. Chàng coi thường Mtao Mxây và đó cũng là thái độ của người Ê đê đối với Mtao Mxây. Đam Săn coi hắn không bằng con lợn nái, con trâu, “như con gà làng mới mọc cựa… chưa ai giấm phải mà đã gãy mất cánh. Đều nhằm mục đích trêu tức đối phương những hai nhân vật này có hai cách nói khác nhau thể hiện một nét bản chất quan trọng ở họ. Một người đầy tinh thần thượng võ, một người ti tiện.

Hình dáng, vũ khí chiến đấu của hai người được miêu tả không giống nhau. Với Mtao Mxây ” khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng… dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm”. Hắn có vẻ thiếu tự tin và lo sợ trước Đam Săn. Tác giả còn ví “khiên hắn lạch xạch như quả mướp khô”. Thế nhưng lời lẽ của hắn lại rất huyên hoang “Có cậu, ta học cậu…có thần Rồng ta học rthần Rồng”. Tự hắn cũng nhận hắn là kẻ chuyên đi xâm lược “là một tướng chuyên đi đánh thiên hạ, bắt tù binh…”. Thế rồi, Mtao Mxây đã thất bại thảm hại trước Đam Săn, ” Mtao Mxây tháo chạy…”. Cuối cùng hắn đã phải hèn nhát van xin dưới tay Đam Săn. Đam Săn đã chiến thắng thật vẻ vang.

Ngược lại với Mtao Mxây, Đam Săn lại được miêu tả với những ngôn ngữ khác. Cử chỉ, hành động và ngôn ngữ của chàng đều rất oai phong. Chàng hiên ngang thách đấu với Mtao Mxây bằng một tinh thần thượng võ. Chàng cho kẻ thù múa khiên trước. Vẻ đẹp của chàng trong chiến đấu được miêu tả “Mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh… vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.

Tác giả dân gian đã miêu tả hành động của Đam Săn rất tỉ mỉ. Chàng hiện lên như một đấng thần linh, đối lập hoàn toàn với hình ảnh Mtao Mxây trong đoạn trích. Khiên của Mtao Mxây “kêu lạch xạch như quả mướp khô” thì khi Đam Săn múa “Chàng múa trên cao, gió như bão…”

  • Kết bài:

Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” biểu dương sức mạnh của người anh hùng Đăm Săn. Bằng ngôn ngữ kể chuyện rất hồn nhiên và ngây thơ, tác giả dân gian đã tạo dựng hai nhân vật anh hùng ở hai tuyến khác nhau, qua đó khẳng định sức mạnh cộng đồng.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.