Nội dung:
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
1. Sự chuyển tiếp chủ nghĩa yêu nước trong buổi giao thời Âu – Á của văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX
a. Bối cảnh lịch sử của buổi giao thời Ấu – Á:
Đây là giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn, thực dân Pháp sang xâm lược, triều đình từng bước đầu hàng. Từ hoạt động quân sự, đến những năm cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp đã bắt đầu khai thác thuộc địa về mặt kinh tế. Trong suốt giai đoạn này, tinh thần yêu nước của dân tộc bùng lên mạnh mẽ. Nhân dân cả nước vùng lên kháng chiến mạnh mẽ với rất nhiều hình thức: từ đấu tranh bằng quân sự, chính trị cho đến chiến đấu bằng ngòi bút văn, thơ. Gắn với bối cảnh mới của lịch sử dân tộc, các chủ đề yêu nước trong văn học cũng trở nên đa dạng.
b. Những tác giả tiêu biểu của buổi giao thời Âu – Á cuối thế kỉ XIX.
* Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu.
Tiêu biểu cho Chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn này là tác giả Nguyễn Đình Chiểu với những tác phẩm như: “Chạy giặc” và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Ông hướng toàn bộ trí lực và ngòi bút của mình vào tầng lớp nhân dân. Với “Chạy giặc”, đó là cảnh hoang tàn đổ nát, một thái độ sửng sốt đến bàng hoàng khi bọn giặc Pháp bất ngờ tràn vào nước ta. Còn “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” lại dựng lên một bức tượng đài nghệ thuật hoàn chỉnh về người nông dân nghĩa sĩ. Dòng văn học yêu nước lần đầu tiên được thể hiện dưới âm điệu bi tráng, người nông dân được xuất hiện với những nét đẹp tiêu biểu.
Bọn giặc Pháp xuất hiện một cách bất ngờ và không ai lường trước được, mọi thứ yên bình của nông thôn Việt Nam đã bị đảo lộn, từ đây nhân dân cả nước chìm sâu trong đêm trường nô lệ:
“Tan chợ vừa nghe tiếng sủng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay. ”
Chỉ một khoảnh khắc trước đó, chợ vẫn còn là nơi đông đúc, tụ tập người buôn qua bán lại. Khi thực dân Pháp xuất hiện, tất cả đã rơi vào thảm cảnh, cuộc sống thanh bình thành tan tác. Vận nước chỉ như một bàn cờ, chỉ một phút “sa tay” mả đánh đổi bằng cả trăm năm độc lập. Đất nước bị xâm lược cũng đồng nghĩa với những cuộc “tan đàn xẻ nghé”:
“Bỏ nhà lữ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.”
Rời bỏ nơi trú ngụ, “lũ trẻ”, “bầy chim” thật sự hoảng loạn đến kinh hoàng. Những sinh linh bé bỏng, tội nghiệp, vô phương chống đỡ với bão táp chiến tranh. Để lại phía sau cảnh “chạy giặc” náo loạn chỉ còn lại sự hoang tàn đổ nát của hai vùng đất: Đồng Nai và Bến Nghé. Hai vùng đất trù phú nhất nay đã không còn, nhà thơ như đứt từng khúc ruột, thương tiếc đến ngấn ngơ. Tất cả đã thành “bọt nước”, thành tro bụi. Nhưng cùng với nỗi xót thương còn có cả sự căm giận, tự hỏi “trang dẹp loạn” nay ở đâu? Đó là một câu hỏi nhức nhối đối với những kẻ có trách nhiệm với dân, với nước. Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn luôn thấu hiểu những biến động của đất nước. Ông vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân cướp nước đã gây nên cho đồng bào ta và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình.
Thương cho những người nông dân, ông còn ca ngợi họ như những người dũng sĩ đánh Tây và đã dựng nên bức tượng đài tuyệt đẹp về những con người anh hùng ấy trong “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”. Hình tượng những người nông dân “ mến nghĩa mà làm quân chiêu mộ ” được khắc họa một cách đầy đủ, toàn diện từ cuộc sống vật chất, sinh hoạt đến đời sống tinh thần hằng ngày, từ dáng vẻ đến những tính cách, phẩm chất tốt đẹp, từ những nỗi mất mát, đau thương đến những hành động anh hùng… vốn dĩ, họ chỉ là những người nông dân hiền lành, cần cù lao động trong một cuộc sống đầy những “toan lo”, “nghèo khó”. Họ có “đôi bàn tay vàng” trong nghề nông và đôi mắt hiền lành, ánh lên vẻ đẹp của cuộc sống hoà bình.
Tuy chỉ là những người nông dân thuần phác đúng nghĩa, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm, tinh thần dân tộc trong mỗi con người lại nổi lên mạnh mẽ. Họ đứng lên chống giặc. Bằng những hình ảnh, từ ngữ giàu giá trị tạo hình, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định và ca ngợi nghĩa quân Cần Giuộc chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất: “chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”.
Hành động dũng cảm đến quên mình của họ khiến cho người đời thêm nể phục, kính trọng. Nhưng, bên cạnh đó vẫn là nỗi đau xổt, tiếc thương cho những hi sinh, mất mát của những người nghĩa sĩ đã bỏ mình ngoài chiến trường, trong khi sự nghiệp đánh giặc, giải phóng dân tộc vẫn còn đang dang dở: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ ”, “Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm ” hay “Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”. Họ ra đi để lại phía sau là gia đình thân thương, là người “mẹ già”, những đứa con thơ, người vợ trẻ: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chằng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”. Họ đã hi sinh khi nghĩa lớn chưa thành, nhưng họ mãi là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước trong dòng chảy của văn học Việt Nam.
“Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” đã góp phần khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu “là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chủng đặt chân lên đất nước ta ” (Phạm Vặn Đồng).
* Nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Cũng đau đớn, cũng xót xa trước cảnh nước nhà. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyển trước hết gắn liền với tư tưởng trung quân. Đây là một tư tưởng yêu nước hết sức chân chính tiến bộ. Nguyễn Khuyến vừa là nhà Nho vừa là một ông quan từng hưởng bổng lộc của triều đình nên tư tưởng trung quân đậm nét. Trong Di chúc, ông thể hiện rố quan điểm của mình:
“Cờ biển vua ban cho ngày trước
Khi đưa Thầy con rước đầu tiên ”
Sống giữa cảnh nước mất nhà tan, triều đình rơi vào tay giặc, ông xin cáo quan về quê để khỏi chịu cảnh phải làm bù nhìn, nhưng vẫn nặng Ịòng với giang sơn. Đó cũng là bình diện đẹp của chủ nghĩạ yêu nước của các nhà Nho. Chứng kiến cảnh nhiễu loạn, nhố nhăng của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, Nguyễn Khuyến không khỏi xót xa, căm ghét. Ông đã sử dụng tiếng cười mỉa mai, chua chát của mình phê phán, phủ nhận nó. Ông đả kích, lên án bọn thực dân Pháp ra sức vơ vét tài nguyên và sức người của đất nước ta, chê bai bọn vua quan làm bù nhìn cho chúng;
“Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề ”
Không chỉ cười người, Nguyễn Khụyến cũng thuộc lớp nhà Nho trung đại đầu tiên biết tự cười cái danh vọng của minh. Nhà thơ còn cười cái vô tích sự của mình, một kẻ khoa bảng mà nửa cuộc đời sống như một người thừa. Trong cái cười còn ẩn chứa một nỗi đau sâu kín, chứa chan nước mắt:
“Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang
Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng
Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
Mở miệng nói ra gàn bát sách
Mềm mồi chen mãi tít cung thang
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế.cũng bia xanh, cũng bảng vàng.”
(Tự trào)
Tiếng cười cùa ông là tiếng cười của tấm lòng yêu nước, của ý thức liêm sỉ, thâm thụý và đẫm nước mắt. Làm quan chỉ hơn mười năm, phần lớn thời gian còn lại Nguyễn Khuyến sống ở quê nhà. Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh nông thôn quen thuộc, gần gũi luôn đậm nét trong thơ ông:
“Trâu già gốc bụi phì hơi nắng
Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người. ”
Chùm thơ thu: “Thu điếu”, “Thu vịnh” và “Thu ẩm” là những kiệt tác mang đậm sắc thái nông thôn Việt Nam, cụ thể là nông thôn Bắc Bộ. Bằng tình yêu thiên nhiên, yêu làng cảnh quê hương, Nguyễn Khuyến đã có những bài thơ chân thực, mới mẻ như những phát hiện lần đầu về sinh hoạt và tâm tình của người nông dân, xứng đáng trở thành nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Trong thời kì đất nước bị xâm lược, riềng mối của xã hội đã mục nát, sắp sửa sụp đổ thì tinh thần yêu nước không chỉ thể hiện qua thái độ lên án, tố cáo bọn giặc ngoại xâm; phê phán, châm biếm sâu cay cái nhố nhăng của xã hội đương thời mà còn gắn liền với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. Đồng thời cũng đã xây dựng nên một hình tượng người nông dân với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.
* Nguyễn Trường Tộ:
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Là một trí thức yêu nước, lại sớm được tiếp xúc với văn hoá phương Tây nên ông cỏ nhiều tư tưởng tiến bộ trong việc canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi, ông đã miệt mài học tập tiếp thu tri thức khoa học hiện đại, tìm hiểu thực tế xã hội phương Tây, với mong muốn trở về giúp ích cho đất nước. Đến năm 1861, sau khi được trang bị cả về lí luận và thực tiễn, ông lên đường về Việt Nam.
Lúc này, Việt Nam đang trong tình trạng nội lực yếu kém, cô lập với thế giới đã bị đối mặt với nguy cơ mất nước. Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều kiểu phản ứng với cuộc xâm lược cửa Pháp, hoặc là bán nước cầu vinh, hoặc là bảo thủ lạc hậu, thụ động và đầu hàng từng bước, hoặc là anh dũng chiến đấu trong cuộc chiến không cân sức. Đó đều là những cách phản ứng đã từng xảy ra trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Duy nhất đường lối canh tân của Nguyễn Trường Tộ là mang tính phi truyền thống, nhưng đó là những tư tưởng có thiết thực và giá trị. Nguyễn Trường Tộ đã liên tiếp gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần đề xuất canh tân xậy dựng đất nước giàu mạnh. Gần sáu chục bản điều trần này đề cập đủ mọi lĩnh vực, các mặt.chủ yếu:
Về mặt kinh tế: Nguyễn Trường Tộ quan tâm đến công, nông, thương nghiệp. Mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước ngoài, mời các công ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài lợi, sửa đổi thuế khoá làm sao cho “nước giàu dân cũng giàu”…
Về mặt văn hóa – giáo dục: Nguyễn Trường Tộ đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi ehế độ thi cử mở mang việc học hành, thay đổi nội dung giáo dục, lấy quốc âm thay thế chữ Hán, lập trại tế bần…
Về mặt ngoại giao: Nguyễn Trường Tộ phân tích, cho triều đình thấy rõ cục diện chính trị trên toàn thế giới thời đó, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa Pháp với Anh và Tây Ban Nha, khuyên triều đình nên ngoại giao trực tiếp với chính phủ Pháp tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn Pháp bên này, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kì, xác lập “tư thế làm chủ đón khách”…
Về mặt quân sự: Nguyễn Trường Tộ, thời đó, tuy “chủ hoà” nhưng không có tư tưởng “chủ hàng” một cách nguyên tắc. Ông khuyên triều đình cải tu võ bị, trọng võ trọng văn, ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước…
Nói chung, ông đề nghị nhượng bộ, hoà hoãn với Pháp, tận dụng thời thế để mở cửa ngoại giao, thông thương, học tập khoa học kĩ thuật phương Tây, xậy dựng nền kinh tế chú trọng sản xuất hàng hoá để nâng cao sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, đợi thời giành lại độc lập lâu dài cho đất nước. Tinh thần yêu nước và tính đổi mới tích cực trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ là không thể phủ nhận.
Về văn chương: Ông chủ yếu viết những bản điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc. Những tác phẩm chính như: “Dụ tài tế cấp bẩm từ”, “Điều trần về cải cách phong tục”, “Học tập bồi dưỡng nhân tài”, “Tế cấp bát điều ”, “Lục lợi từ”…
Văn chương của Nguyễn Trường Tộ là lối văn chính luận, vừa phải bảo đảm sự chặt chẽ sắc bén, khúc chiết trong phân tích, trong dẫn chứng nhưng cũng vừa thấm đậm cảm hứng trữ tình của tác giả, nên có sức thuyết phục rất mạnh. Những lả thư điểu trần của ông rất dài, bàn về rất nhiều vấn đề cùng một lúc, nhưng văn phong mạch lạc, đâu ra đấy, từng vấn đề được bàn hết lẽ và dứt điểm, lại đều có chứng minh thực tiễn. Ấy là bút pháp của một học giả chịu ảnh hưởng khá rõ tư duy logic phương Tây, và có thế nói đã đoạn tuyệt vởi kiểu nghị luận cảm tính, lan man không dứt của nhà nho.
Nguyễn Trường Tộ cũng không ngại nêu nghịch lỉ trong phương pháp nghị luận của ông. Ông biết đem hình thức đối thoại vào bài văn, luôn luôn đặt giả thuyết, đặt câu hỏi để lật lại vấn đề, và tự mình phản bác cặn kẽ những câu hỏi mình nêu ra, làm cho vấn đề càng thêm sáng tỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là ông đã nghị luận bằng tất cả nhiệt huyết và lòng tin vào chân lí. Ông gần như không chỉ có nghị luận bằng lí trí mà trong nghị luận còn phơi trải hết lòng mình. Chính phong cách chính luận – trữ tình này đã tạo nên một giọng điệu riêng, một khả năng cuốn hút đặc biệt đối với đối tượng mà ông cần thuyết phục ” (Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học). .
Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời đại giữa thế kỉ XIX ở Việt Nam. Vua Tự Đức tuy đã có lúc triệu ông “vào kinh để hỏi việc lớn” và phái ông sang Pháp thuê thầy thợ, mua sách vở, máy móc, định du nhập kĩ thuật (năm 1866 – 1867), nhưng nói chung, triều đình nhà Nguyễn cũng như các Nho sĩ, văn thân thời ấy chưa hiểu nổi luồng tư tưởng của ông. Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ bị lãng quên như một luồng ánh sáng rọi vào đám sương mù dày đặc của thế kỉ. Ông chết âm thầm ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871 vói nỗi niềm day dứt với thời cuộc:
“Nhất thất tức, thành thiên cổ hận
Tải hồi đầu, thị hách niên cơ.
(Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm…)