Soạn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

chua-loi-lap-luan-trong-van-nghi-luan

Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.

1. Tìm hiểu những đoạn văn sau và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi gì? Chữa lại?

a. Luận điểm nêu chưa rõ, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý (“Cảnh vật …vắng vẻ”, “ngưng đọng, im lìm”, “cảnh sắc im ắng”.

* Chữa lại: Bao trùm lên bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến là không gian lặng lẽ và mọi vật nhỏ bé, bất ngờ.

b. Không nêu được luận điểm khái quát (ý nghĩa thực của hai câu thơ trong bài Thuật Hoài), diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn mà không trình bày được đúng bản chất của vấn đề (không làm rõ được luận điểm quan trọng cần nêu: Ý nghĩa của nợ công danh theo quan niệm riêng của Phạm Ngũ Lão là gì?

* Chữa lại: Người đời xưa đều muốn lập công để thành danh, đi học để đi thi, đỗ đạt để có ngày “vinh quy bái tổ” với quyền cao chức trọng để làm rạng danh tổ tiên, mở mày, mở mặt với thiên hạ.

c. Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ. Luận cứ nêu ra lại không tương ứng với toàn bộ những luận điểm đã trình bày (quá nghèo nàn, sơ lược).

* Chữa lại: Văn học dân gian nhất là tục ngữ đã mang lại những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn đời sống.

⇒ Khi viết văn nghị luận nên tránh nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.

II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ.

* Bài tập 1 – 2: Chỉ rõ các lỗi nêu luận cứ và sửa lỗi

a. Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác. Cần nêu rõ luận cứ quan trọng nhất liên quan đến đối tượng nghị luận của hai câu thơ này: sự tươn.g đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của bài thơ – tâm trạng riêng của Huy Cận

* Sửa lại luận cứ: Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.

b. Luận cứ thiếu chính xác: “đất nước sau hơn hai thế kỉ….thắng lợi hoàn toàn” (Yêu cầu hs sửa lại luận cứ này).

– Luận cứ thiếu toàn diện vì chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng (Yêu cầu hs bổ sung các luận cứ cho phù hợp).

* Sửa lại: Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta có nhiều anh hùng hào kiệt xuất hiện. Từ Bà Trưng, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa đến Lê Lợi lãnh đạo muôn dân bền bỉ kháng chiến hai mươi năm trời, buộc giặc Minh phải đầu hàng nhục nhã. Quang Trung trong chiến dịch hành quân thần tốc tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh….

c. Luận cứ thiếu tính hệ thống, lôgic, không theo trình tự thời gian.

* Sửa: sắp xếp lại: Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Nguyễn Huệ.

Luận cứ không phù hợp với luận điểm : “Ải Chi Lăng, cửa biển Bạch Đằng”- các địa danh này không phải là tên tuổi.

⇒ Tránh nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá rườm rà.

III. Lỗi về cách thức lập luận.

* 1 – 2. Xác định, phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong các đoạn văn sau và sửa lỗi

a. Trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm (Nguyễn Khuyến có thể viết về phụ nữ như câu đối khóc vợ. Nguyễn Khuyến chưa đặt ra số phận người phụ nữ).

* Sửa: Bỏ Nguyễn Khuyến. Thay bằng: Đoàn Thị Điểm, viết sau Đặng Trần Côn.

b. Luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao).

* Sửa:Nam Cao viết về nông thôn, nghiêng nhiều về số phận bất hạnh của con người. Lão Hạc…chạy đói.

c. Luận điểm không rõ ràng, phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính. Luận cứ dùng để mở rộng phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong những câu trước; “Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ (Thu hứng).

* Sửa: Mùa thu là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân. Tinh tế và sâu lắng là nỗi sầu vô biên của Đỗ Phủ (Thu hứng). Trong thơ ca trung đại VN phải kể tới Nguyễn Trãi, mượn cây tùng chịu đựng sương tuyết để khẳng định ý chí người quân tử. Thu về trong nếp sinh hoạt giản dị và tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”, chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.

⇒ Tránh lập luận mâu thuẫn, lập luận không phù hợp với lụân điểm.

* Ghi nhớ (sgk)

IV. Luyện tập.

1. Bài tập 1- 2: Phát hiện và phân tích và chữa các lỗi lập luận trong các đoạn văn sau:

a. Lỗi: Luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao, trong khi luận điểm chính được nêu ở đầu đoạn là “Giá trị quan trọng…nhận thức”.

– Cần lần lượt đề cập đến : truyện cổ, ca dao, tục ngữ… Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh rất hẹp: hiểu biết nhận thức về tự nhiên (cụ thể là thời tiết).

– Nguyên nhân của lỗi này là học sinh không nắm được các khía cạnh cụ thể của vấn đề cần nghị luận, không hiểu quan hệ lôgic của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng cụ thể để làm rõ cho luận điểm.

*Lưu ý cách chữa lỗi: Bổ sung những luận cứ về giá trị nhận thức của văn học dân gian trong truyện cổ, ca dao, tục ngữ và sắp xếp theo hệ thống nhất định: xã hội, con người, lao động, sản xuất, tự nhiên.

b. Nội dung câu 1,2 trong đoạn nhằm mục đích nêu luận điểm, nhưng luận điểm nêu trong hai câu lại không rõ ràng, xác đáng (không nêu được bản chất của vấn đề).

– Luận cứ không chặt chẽ, thiếu logic: “Chính cái sự thèm người ấy ….tinh thần lạc quan”. Đây là lỗi do không nắm vững vấn đề cần trình bày, không hiểu mối quan hệ giữa các chi tiết trong tác phẩm nên việc khai thác luận điểm không phù hợp với dối tượng và không triển khai được các luận cứ xác đáng, thuyết phục.

– Sử dụng quan hệ từ không chỉnh (nếu sử dụng không chỉ phải kết hợp với mà còn).

* Sửa:

– Nêu rõ luận điểm: “Người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người”.

– Sửa lại luận cứ: “Anh còn rất thèm người. Anh thèm người tới mức…Một mình làm công việc thầm lặng…chia sẻ với mọi người”.

c. Lỗi: Luận điểm chưa rõ, chưa phù hợp với bản chất của đối tượng nghị luận, (cách dùng từ “hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống” quá chung chung không làm nổi bật được vấn đề: ranh giới và sự sống và cái chết vào những ngày tháng khủng khiếp của nạn đói 1945 và khát vọng sống, khát vọng được làm người, được yêu thương của con người trong Vợ nhặt).

– Luận cứ quá sơ lược, không đầy đủ, chưa trình bày được những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết “Tràng nhặt được vợ” đã đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

* Sửa: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống (Luận điểm)

Luận cứ:

+ Họ nương tựa vào nhau trong khi cái đói và cái chết đe dọa. Người con gái vui vẻ nhận lời theo Tràng về làm vợ mà không một đòi hỏi gì.

+ Hai vợ chồng đưa nhau về xóm ngụ cư, nói với nhau những câu chuyện không đầu, không cuối, qua lời trách, cử chỉ của tình yêu…trước con mắt ngơ ngác của mọi người.

+ Bà cụ Tứ vui vẻ nhân hậu, nhận con. Không khí trong gia đình trở nên đầm ấm. Nó xua đi sự cô đơn của cảnh mẹ goá con côi. Nó bừng lên ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc. Đó là biểu hiện nhân đạo của tác phẩm

d. Không nêu được luận điểm cần trình bày. Luận cứ nêu ra làm tiền đề dẫn nhập cho lập luận cũng quá lan man, xa rời vấn đề. Nguyên nhân của lỗi này là người viết không nắm được rõ phạm vi luận điểm cần trình bày, không tìm được những luận cứ cần thiết, liên quan trực tiếp đến luận điểm chính đang triển khai.

* Sửa: Thay các luận cứ : “Nếu ai….về đâu””bằng các luận cứ phù hợp.

– Có thể sửa: Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu. Xuân Quỳnh như hoá thân vào sóng để bộc lộ tình yêu của mình “Dữ dội và dịu êm./Ồn ào mà lặng lẽ” hoặc: “ Con sóng dưới lòng sâu………. Trong mơ còn thức”.

e. Luận cứ thiếu lôgic, quan hệ giữa các luận cứ không chặt chẽ, không phù hợp, không có các dẫn chứng đầy đủ để làm rõ cho luận điểm. Ngoài ra, luận điểm nêu cũng chưa thật xác đáng, cách dùng từ: “lòng thương người” quá chung chung chưa phản ánh được bản chất của vấn đề cần bàn.

Cách sửa 1: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm truyện Kiều
. Đoạn trích nào của truyện cũng đều thể hiện tấm lòng ấy của Nguyễn Du. Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo.

g. Lỗi: về cách tổ chức lập luận. Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man không cần thiết, không có vai trò làm nổi bạt vấn đề.

* Sửa:Bỏ các luận cứ: “Cây xà nu là một loài cây họ thông …mãnh liệt” và nêu rõ luận điểm “Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn cây xà nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên làm biểu tượng nghệ thuật để khắc hoạ phẩm chất của người dân Xô Man.”

– Hoặc 1 luận điểm khác: Cây xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man. + Luận cứ….

h. Luận điểm không rõ ràng, không phù hợp với kết luận, luận cứ thiéu tính hệ thống, không đầy đủ, không toàn diện.

* Sửa: nêu lại luận điểm và bổ sung các luận cứ để triển khai cụ thể luận điểm này thành đoạn văn ( 5 – 7 câu): thế giới cái thiện, mơ ước về hạnh phúc trong truyện cổ, lời tâm tình ngọt ngào trong ca dao, bài học đạo lí nhân nghĩa trong ca dao, tục ngữ…Bỏ bớt các luận điểm chồng chéo, không thể triển khai trong phạm vi một đoạn văn. Cũng có thể tạo một hệ thống lập luận với luận điểm chính. Với luận điểm này, cần thiết lập một hệ thống luận cứ phù hợp, đầy đủ, toàn diện hơn

4. Củng cố: – GV khắc sâu kiến thức mục ghi nhớ sgk

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.