Chứng minh đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

chung-minh-doan-trich-kieu-o-lau-ngung-bich-la-mot-buc-tranh-tam-tinh-day-xuc-dong

Chứng minh đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

  • Mở bài:

Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc phần Gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều. Có thể thấy, thi hào Nguyễn Du đã rất thành công trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật Thúy Kiều. Tấm lòng yêu thương con người thiết tha của của bậc hiền đức đã giúp Nguyễn Du thấu tường sự vận động nội tâm phức tạp, đa chiều và hợp lí của nhận vật, giúp ông xây dựng những vần thơ đẹp đẽ phi thường.

  • Thân bài:

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Người đọc có thể hình dung cảnh vật được miêu tả qua những câu thơ thấm đẫm tâm trạng. Bức tranh mở ra tầm nhìn rộng lớn: trước lẩu Ngưng Bích. Thời gian là những khoảnh khắc tàn tạ: mây sớm đèn khuya; chiều hôm. Mỗi nét cảnh vật đều gắn với con người. Nói đúng ra là cảnh vật hiện ra, được vẽ lại qua con mắt của nàng Kiều. Con mắt của Kiều là con mát của một nỗi lòng buồn thương da diết. Cho nên, cảnh gán chật với tình người. Trước hết, đó là một bức tranh được vẽ bằng tâm trạng, tình cảm của Kiều. Con người buồn và cảnh vật buồn :

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Con người trôi nổi, sóng gió bất kì như cánh hoa trôi, như gió cuốn mặt duềnh:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông hội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Và xuyên suốt đoạn truyện là tâm trạng, tình cảm của Kiểu trước cảnh ngộ bị giam hãm ở lẩu Ngưng Bích. Sáu câu thơ đầu là nỗi lòng của một người con gái “cấm cung” bị “giam lỏng” ở lẩu Ngưng Bích (khóa xuân). Đó là tâm sự của Kiểu: bẽ bàng (tủi thẹn, xấu hổ), nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng (sầu vì nhớ thương, buồn vì cảnh éo le):

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nủa cảnh, như chia tấm lòng “

Bốn câu thơ tiếp theo là nỗi niềm đau đớn nhớ tới Kim Trọng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bờ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?”

Mới hôm nào nàng cùng với chàng Kim thề nguyền đính ước, thế mà nay đã phải cắt đứt mối tình ấy một cách đột ngột.. Chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng như vẫn còn kia Kiều đau đớn nhớ tới người yêu, tưởng như lúc nào chàng vẫn đang mong tin nàng một cách uổng công. Còn về phần Kiều thì biết đến bao giờ mới “phai” đi được tấm lòng son sát mà nàng đã quyết dành cho chàng từ cái buổi thề nguyền đính ước. Nỗi tưởng nhớ người yêu day dứt khôn nguôi.

Nàng xót thương nhớ đến cha mẹ ở chốn quê nhà mong ngóng, muốn làm tròn chữ hiếu nhưng đành bất lực trước nghịch cảnh hiện tại:

“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa?
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Xa cách, Kiều nghĩ đến cảnh cha mẹ sớm hôm “tựa cửa” trông mong tin tức của nàng, và ai là người thay nàng, sớm hôm chàm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Rồi thấm thoắt từ bấy đến nay, chắc cha mẹ nàng đã già yếu cả rồi. Nỗi nhớ thương cũng thật da diết khôn nguôi.

Tám câu thơ cuối là tâm trạng đau buồn, lo âu đến cùng cực của Thúy Kiều khi nghĩ đến tương lai của mình:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
1050. Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh”

Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết. Một cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi “cửa bể chiểu hôm” gợi cho nàng một nỗi buồn da diết nhớ thương quê hương, gia đình, không biết đến ngày nào nàng mới được trở về đoàn tụ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.

Đó là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Lòng nhớ thương người yêu, cha mẹ day dứt da diết (như đã nêu ở trên) do mối tình thủy chung của Kiều đói với người yêu và lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ. Nỗi buồn cô đơn, bất định triền miên, không lối thoát của Kiểu trước cảnh ngộ éo le của đời mình. Hoàn cảnh của Kiều khiến cho ta xót thương cho thân phận, cánh ngộ nàng Kiều và căm giận cái xã hội đã đẩy Kiều vào cảnh ngộ đó.

  • Kết bài:

Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích rõ ràng là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Nó không những cho ta biết cảnh ngộ éo le của Kiều mà qua nỗi lòng của Kiều ta càng thấy rõ mối tình thủy chung đối với người yêu và lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của nàng (Kiều đã quên mình vì cha mẹ, đã tự đày đọa mình khi phải dứt tình với người yêu). Nỗi buồn của nàng thật đáng thương. Tấm lòng của nàng thật đáng trọng. Càng yêu thương nàng, ta càng căm giận cái xã hội bất công, tàn bạo đã đày đọa những con người tài hoa như nàng vào kiếp sống lưu lạc tủi nhục mà hai câu thơ cuối đã dự báo.

Cảm nhận 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" - Thế Kỉ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.