Chứng minh: Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia… (Hoài Thanh)

chung-minh-loi-tho-dan-gian-khong-nhung-se-buoc-dau-cho-ta-lam-quen-voi-tam-tu-tinh-cam-cua-dong-bao-ta-xua-kia-hoai-thanh

“Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều cơ bản.” (Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao, Báo Văn nghệ, số 1,2-1-1982)

Qua một số bài ca dao đã học, đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên


Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

– “Lời thơ dân gian”: Trong văn học dân gian có rất nhiều thể loại tập trung thể hiện đời sống của người dân xưa.  Trong đó, ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đòi sống nội tâm của con người. Nói cách khác, ca dao là thơ trữ tình dân gian truyền thống. Lời thơ dân gian là nói đến ca dao.

– “Làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia”: Ca dao là tiếng nói tâm hồn sâu lắng, tha thiết của đồng bào ta xưa kia.  Trong ca dao, tất cả những nỗi niềm cảm xúc của nhân dân ta đều được bộc lộ. Đó là tiếng nói của tình yêu đôi lứa, là những lời than thân trách phận, là tiếng cười vừa hài hước, vừa sâu cay, là mơ ước, là hi vọng, chờ đợi… Đọc và tìm hiểu ca dao, người đọc sẽ cảm nhận được tất cả những cung bậc cảm xúc đó trong đời sống tinh thần của người xưa.

– “Học được cách nói năng tài tình, chính xác”: Trong văn học dân gian cũng như trong ca dao ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là lời ăn tiếng nói hằng ngày giản dị, nôm na của những người lao động. Song cách nói năng ấy không phải không tài tình chính xác. Đó là cách nói xa vời, bay bổng khi thể hiện một tình yêu thầm kín, là cách nói đầy hình ảnh khi bộc bạch tâm trạng xót xa cho thân phận nghèo, là cách nói hóm hỉnh khi giễu cợt, đả kích… Cách nói năng đó đã giúp người đọc ca dao có thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc.

– “Thiếu một trong những điều cơ bản”: Điều cơ bản là điều cốt lõi, không thể không có. Văn học dân gian Việt Nam nói chung và ca dao Việt Nam nói riêng là kho tàng quý báu chứa đựng những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của sự hình thành và phát triển đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam. Đến với văn học dân gian, đến với ca dao, mỗi người Việt Nam sẽ được đến với đời sống của chính ông cha, tổ tiên mình. Đó là nền tảng cơ bản cho sự phát triển mỗi nhân cách.

Hoài Thanh khẳng định: Ca dao Việt Nam. không chỉ giúp mỗi người Việt Nam hiểu được đời sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ của cha ông mình xưa kia mà còn giúp họ có thêm những cách nói năng giản dị mà chính xác, tài tình khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là những kiến thức cốt lõi không thể thiếu để mỗi con người Việt Nam tự phát triển mình.

2. Làm sáng tỏ ý kiến:

* Ca dao thể hiện tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa:

– Tình yêu thiên nhiên:

– Tình cảm gia đình: tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tình cảm vợ chồng, tình cảm anh em…

– Tình yêu đôi lứa: Khát vọng hạnh phúc, hôn nhân. Nỗi nhớ nhung da diết. Tấm lòng thuỷ chung, son sắt

– Tiếng nói than thân: Xót xa cho thân phận người phụ nữ phải sống phụ thuộc, không được quyết định hạnh phúc của mình. Lo lắng hạnh phúc tan vỡ do những rào cản của xã hội và sự mong manh của tình yêu. Đau đớn trước thân phận nhỏ mọn và khát vọng một tâm hồn trong sạch, cao đẹp

– Tiếng cười hài hước: cười để giải trí; cười để chế giễu, tố cáo (Với từng biểu hiện, học sinh đưa dẫn chứng phân tích và chứng minh)

* Ca dao giúp học được cách nói năng tài tình chính xác:

+ Tài tình:

– Ngôn ngữ trong ca dao vốn giản dị, mộc mạc, đời thường nhưng ” cũng rất tinh tế, giàu hình ảnh

– Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi: dải lụa đào, cầu dải yếm, mười tay…

– Biện pháp tu từ nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp, đối…

+ Chính xác:

– Ngôn ngữ phù hợp, hiệu quả trong việc diễn tả những cung bậc khác nhau của tâm tư, tình cảm.

– Ca dao tình yêu: Ngôn ngữ nhẹ nhàng, bay bổng, đầy tâm trạng.

– Ca dao than thân: Ngôn ngữ lắng đọng, day dứt.

– Ca dao hài hước: Ngôn ngữ hóm hỉnh, giễu cợt, đả kích với việc tạo ra những hình ảnh đối lập, gây cười.

3. Đánh giá chung:

– Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh vừa nêu được những nét đẹp của ca dao vừa khẳng định được ý nghĩa của ca dao trong đời sống tinh thần  của người dân Việt Nam.

– Từ ý kiến đó, người đọc càng thêm yêu quý, trân trọng kho tàng ca dao và có cái nhìn đúng đắn về vị trí của nó trong văn học dân tộc và trong đời sống.

Nghị luận: Các nhà văn học được văn trong chuyện cổ tích và học được thơ trong ca dao

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.