Chứng minh: “Người ta chỉ xấu xa, bần tiện trong con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ” (Nam Cao)
- Mở bài:
Con người là trung tâm của xã hội là các mắt xích để gắn kết các mối quan hệ có rất nhiều ý kiến đánh giá về một con người thế nào là con người tốt thế nào là con người xấu có lẽ đối với tôi câu nói của một nhà văn Pháp “người ta chỉ xấu xa, bần tiện trong con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”, đã giúp tôi trả lời một cách đầy đủ cho câu hỏi ấy điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua các sáng tác của Nam Cao, qua các tác phẩm của ông đã giúp ta khám phá được vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn con người, phát hiện ra bản chất lương tiện dù bị vùi dập vẫn sáng ngời.
- Thân bài:
Câu nói của nhà văn Nam Cao tâm đắc dựa trên cơ sở hoàn toàn đúng đắn, đã có rất nhiều tác giả đưa ra những nhận định khác nhau về con người. Hồ Chí Minh đã từng nói “hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, con người sinh ra ai mà chẳng lương thiện nhưng do môi trường, điều kiện mà họ bị dồn đến chân tường, bị bần cùng hóa và lưu manh hóa, điều quan trọng là ta nhìn họ theo khía cạnh nào bằng con mắt ra sao. Trong sự nghiệp sáng tác của mình Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào hai đề tài chính người nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao viết về họ với lòng cảm thương sâu sắc, dù họ có mắc phải lỗi lầm, ông vẫn bênh vực và mở ra cho họ một con đường sống.
Đến với Chí Phèo của Nam Cao ta sẽ không thể quên được hình ảnh của Chí một con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại, phải chết một cái chết quằn quại, đau đớn trên vũng máu. Trở lại là người Chí Phèo vốn là một nông dân hiền lành, chăm chỉ cả cuộc đời Chí là một con số không tròn trĩnh, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi, không cha, không mẹ, khi sinh ra cha mẹ đã không nhìn nhận hắn quấn hắn trong một cái váy đụp và vất trong một cái lò gạch bỏ không. May mắn thay chí được một anh thả ống lươn nhật về rồi từ đó chí lớn lên nhờ bát cơm của Bác phó cối, nhờ tình thương của cả dân làng Vũ Đại.
Năm 20 tuổi chí làm canh điền cho nhà lý kiến, chỉ vì thói dâm dục của bà Ba nhà lý kiến mà Chí bị đẩy vào tù để rồi 7, 8 năm sau dưới bàn tay của nhà tù thực dân Chí đã trở thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại. Từ một anh chàng canh điền với mơ ước giản dị, nhỏ nhoi đã mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính, chịu làm tay sai cho bá kiến, khiến bao gia đình phải tan nhà nát cửa. Tuy Chí Phèo mắc nhiều lỗi lầm, nhưng Nam Cao vẫn không hề trách giận Chí Phèo mà ngược lại ngòi bút của ông hướng về nhân vật vẫn nồng nàn yêu thương.
Nam Cao đã phát hiện ra sâu thẳm nội tâm của Chí Phèo là bản chất lương thiện, tốt đẹp, chỉ cần chút yêu thương chạm khẽ là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Nam cao đã cho Chí Phèo gặp Thị Nở, cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng định mệnh đã tạo bước ngoặt lớn trong cuộc đời Chí Phèo, ban đầu chí đến với Thị Nở chỉ bằng bản năng thú vật của một gã say rượu, nhưng kỳ diệu thay con người xấu như ma chê quỷ hờn ấy lại là nguồn ánh sáng duy nhất soi rọi vào tâm hồn Chí Phèo, thức tỉnh trái tim tưởng chừng đã u mê lạc lối.
Thị Nở là sứ giả mà Nam Cao phải đến để thức tỉnh Chí Phèo hơn thế nữa Thị Nở là thiên sứ của tình yêu, dù không có đôi cánh của thiên thần nhưng lại có đôi bàn tay ấm áp, yêu thương như ngọn lửa, ngọn gió thổi vào tâm hồn Chí Phèo, làm bay đi lớp tro tàn còn ngọn lửa sẽ bùng cháy để thiêu đốt lớp vỏ quỷ dữ đưa Chí Phèo trở về với thế giới loài người. Sau đêm ăn nằm với Thị Nở lần đầu tiên sau những cơn say, Chí hoàn toàn tỉnh táo, Chí Phèo như lần đầu tiên được nhìn thấy cuộc đời, đối với hắn cái gì cũng thật mới mẻ, Chí Phèo nghe thấy tiếng chim hót ríu rít, tiếng cười của những người đi chợ về, tiếng của anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.
Những âm thanh ấy khiến ta liên tưởng đến tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, của nhà văn Tô Hoài. Tiếng sáo trầm bổng đã lay tỉnh tiềm thức xa xôi của Mị, làm cho Mị khao khát được sống. Những âm thanh đời thường mà Chí Phèo nghe được như những giọt nước đang thấm dần, nhỏ dần trong tâm hồn khô cằn sỏi đá. Nam cao viết về cuộc bặp gỡ định mệnh ấy để làm rõ quan niệm người ta sống với nhau không chỉ bằng tội ác, mà bằng cả tình thương sâu thẳm trong tâm hồn của những kẻ lầm đường lạc lối.
Vẫn rất đau khổ, dằn vặt Chí Phèo cảm thấy yêu Thị Nở mong Thị Nở sẽ là cây cầu để đưa Chí Phèo trở về làm người, nhưng tình yêu của Thị Nở dành cho Chí Phèo chỉ như cây cầu vồng lung linh bảy sắc, xuất hiện rồi lại biến mất sau cơn mưa. Chí Phèo chưa bước chân lên cầu, mà cây cầu đã rút ván. Quá đau khổ Chí Phèo đã xách dao đến nhà bá kiến để trả thù, câu hỏi “ai cho tao lương thiện?”, Làm thế nào để mất đi những vết mảnh chai trên mặt này của Chí Phèo, đã khẳng định được phần người trong một kẻ tưởng như đã mất cả nhân hình lẫn nhân tính, xoáy sâu vào tâm can người đọc đánh thẳng vào xã hội đang còn những định kiến lúc bấy giờ. Đồng thời Nam Cao đã kêu gọi mọi người hãy giang rộng vòng tay cứu lấy những linh hồn đau khổ, hãy giúp những kẻ như Chí Phèo trở lại làm người.
Đến với “Tư cách mõ”, ta sẽ bắt gặp anh cu Lộ bị lăng mạ về mặt nhân phẩm, danh dự để rồi trở thành một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính thống một tí gì cũng đê tiện, cũng lầy là, ăn tham. Trước đây anh cu Lộ hiền như cục đất, không rượu chè không cờ bạc anh làm lụng chăm chỉ vất vả để nuôi vợ nuôi con, khổ một nỗi vườn đất hẹp mà vợ anh lúc nào cũng như con mài mại lúc nào cũng chửa. Được cái anh ăn ở phân minh nên ai cũng quý rồi anh cu lộ đi làm dãy ở bên đạo được cấp cho mấy sào đất cạnh nhà thờ để làm vườn, rồi được miễn thuế. Vốn tính chăm chỉ anh làm vô làm bia được mấy vụ tốt những người khác thay thế đâm ra tiếc ngấm ngầm ghen với hắn rồi họ vô tình vào hùa với nhau để báo thù, rồi Lộ thấy bạn bè mình cứ lãng dần, những người ít tuổi hơn thấy hắn cũng chỉ gọi bằng thằng. Trong các cuộc họp nếu lộ có vui miệng nói vào thì người ta lại nhìn hắn bằng cái vẻ khinh khỉnh, hắn nhận ra sự thay đổi ấy và bắt đầu hối hận.
Trong một đám khao, sau khi hắn vừa chực ngồi xuống thì ba người ngồi trước đứng dậy, ban đầu Lộ cảm thấy xấu hổ, ai thấy hắn cũng mặc kệ nhưng giờ dù có ngồi một mình hắn cũng không thấy ngại. Mà hắn còn đòi cỗ to hơn là khác ăn hết bao nhiêu thì hết không hết hắn đem về cho vợ con. Càng ngày hắn càng tiến bộ trong nghề mõ người ta càng khinh hắn càng không biết nhục, thì ra lòng khinh trong con người có ảnh hưởng rất lớn đến người khác, nhiều người không biết tự trọng vì người ta không được ai trọng cả, làm nhục người ta là một cách rất dễ để người ta sinh đê tiện, là cách dồn người ta phải đi đến con đường mất nhân cách làm người.
Viết về người tiểu tư sản trí thức nghèo “đời thừa”, là một tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao, trong tác phẩm này ta bắt gặp nhân vật Hộ một nhà văn đầy mơ ước và hoài bão vươn sống với lý tưởng kẻ mạnh không phải kẻ đứng trên vai người khác để thỏa lòng ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình, nhưng rồi họ lại rơi vào bi kịch nghề nghiệp, đau đớn hơn là bi kịch tình thương, anh luôn khát khao viết nên một tác phẩm để đời. Tác phẩm đó phải vượt trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người, nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng. Nó làm cho người gần người hơn, thế nhưng họ lại không thể làm được điều đó, anh luôn phải viết vội cho ra đời các tác phẩm hời hợt, để rồi khi đọc lại Hộ lại đỏ mặt xấu hổ, tự chửi mình. Từ bi kịch về nghề nghiệp mà Hộ đã rơi vào bi kịch tình thương, mỗi lần lên tỉnh Hộ lại nhậu nhẹt rồi lại đánh vợ điệp khúc ấy cứ lặp đi, lặp lại. Khi tỉnh Hộ lại quỳ xuống xin lỗi Từ, rồi lại hứa, lại xin lỗi cứ như thế Hộ càng lấn sâu vào tấm bi kịch không lối thoát.
Thông qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã cho ta thấy cái nhìn đầy nhân ái của mình đối với những con người trong xã hội cũ, đó là những cái nhìn nhân đạo đầy yêu thương, trân trọng. Điều đó cho thấy sự tâm đắc của nhà văn Nam Cao với câu nói của nhà văn Pháp có ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của ông. Dường như trong xã hội khi người ta tốt, thì nhìn cái gì cũng tốt và khi người ta xấu, thì dù tốt đến đâu người ta vẫn thấy điểm xấu. Trong khi Chí Phèo bị cả làng Vũ Đại ghen ghét thì Nam Cao lại nhận ra phần người còn sót lại trong Chí Phèo, nhưng chúng ta cũng không thể trách họ, bởi họ là nạn nhân của sự lạc hậu, cũ kỹ, nhìn đời bằng con mắt bảo thủ đầy định kiến. Họ chưa thể sẵn sàng giang rộng vòng tay đón Chí Phèo trở lại làm người, nên vô tình đẩy Chí Phèo vào cái chết đầy đau đớn, quằn quại.
Hay như nhân vật Hoàng trong tác phẩm “Đôi mắt”, anh sống giữa những người nông dân nhưng không hiểu một chút gì về họ, anh cảm thấy họ thật là phiền toái và nhiễu sự. Đối với Hoàng những người đánh tiết canh chỉ có thể bán cháo lòng, chứ không thể làm cách khác, Hoàng ghét những con người đánh vần một tờ giấy hết 15 phút mà đi đâu cũng đội giấy, đi được một đoạn trở vào đã đội giấy, rồi thì anh thanh niên vác bó tre tuyên truyền cách mạng dài dằng dặc, nghe phát buồn ngủ. Những người dân nơi đây nhìn người ta kỹ lắm, chỉ có khách đến nhà là hôm sau người ta có thể kể lại là anh ta gầy hay béo, khoảng bao nhiêu tuổi, có mấy lỗ thủng ở ống quần bên trái. Còn anh lại cảm thấy những người nông dân ở đây thật đẹp, Hoàng chỉ thấy ở anh thanh niên sự nhiêu khê nhưng đâu biết những gì anh ta nói là tuyên truyền cho cách mạng, bó tre anh ta vác giúp chống lại bước đi của quân thù.
Độ thấy được ở những người nông dân da đen nhẻm, mắt toét gọi lựu đạn là miu đạn, hát Tiến Quân Ca như người buồn ngủ, cầu kinh kia, khi ra trận thì hăng hái biết nhường nào, và Độ biết rằng sẽ không thể nào vận động Hoàng tham gia cách mạng, bởi biết đâu anh ta càng đi nhiều càng thấy cái xấu và sẽ trở thành phản động. Dường như khi người ta tốt thì nhìn cái gì cũng tốt và ngược lại, các sáng tác của Nam Cao đã phần nào làm sáng tỏ thêm cho câu nói của nhà văn Pháp và “phải chăng người ta chỉ xấu ra, bần tiện trong con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”.
Qua các tác phẩm của nhà văn Nam Cao, ta càng thấm thía hơn câu nói của nhà văn Pháp và sự tâm đắc của nhà văn Nam Cao, vậy ta nên nhìn con người như thế nào cho phải? có nên nhìn người bằng con mắt phiếm diện, một chiều, có lẽ là không. Bởi khi đánh giá về con người, ta phải có cái nhìn về cả hai mặt tốt và xấu, một cái nhìn đa chiều đồng thời hãy luôn tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
- Kết bài:
Nguyễn Minh Châu từng nói “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là làm công việc như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đày đọa đến ê chề, hoàn toàn mất hết niềm tin vào con người. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực thông qua các tác phẩm của mình nhà văn đã luôn cố gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bể sâu tâm hồn của con người góp phần làm rõ và khẳng định tính đúng đắn trong câu nói của nhà văn Pháp “người ta chỉ bần tiện xấu xa trong con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ giúp cho chúng ta luôn thấu hiểu yêu quý những người dân hơn.