Chứng minh: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là khúc ca bi tráng về đất nước và con người Tây Nguyên

chung-minh-rung-xa-nu-cua-nguyen-trung-thanh-la-khuc-ca-bi-trang-ve-dat-nuoc-va-con-nguoi-tay-nguyen

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là khúc ca bi tráng về đất nước và con người Tây Nguyên. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Nguyễn Trung Thành là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Văn Nguyên Ngọc mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hòa quyện với nét hoành tráng, hùng vĩ của núi rừng, của con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt, khả năng trổi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông. Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu năm 1965. Tác phẩm là khúc ca bi tráng về đất nước và con người Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam.

  • Thân bài

Rừng xà nu là câu chuyện đau thương.

– Rừng xà nu là đối tượng của sự tàn phá và hủy diệt của kẻ thù. Mỗi ngày bị đạn đại bác bắn hai lần, hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Nhiều cây bị chặt đứt nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.

– Dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát đau thương: Anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng. Bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo trên đầu súng. Tấm lưng của Tnú tuy còn nhỏ đã ngang dọc vết dao chém. Giặc vào làng mấy ngày ngọn roi nó không từ một ai, súng lúc nào cũng lăm lăm đạn. Mai và đứa bé chưa đầy tháng tuổi đã chết dưới trận đòn roi sắt tàn bạo của quân thù. Lửa xà nu đã đối cháy mười đầu ngón tay của Tnú. Tất cả đều xuất phát từ bàn tay hủy diệt tàn bạo của quân thù.

Rừng xà nu là câu chuyện hùng tráng.

– Dưới bom đạn, rừng xà nu vẫn sinh sôi nảy nở với sức sống mãnh liệt. Đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy thẳng đến chân trời.

– Dân làng Xô Man kiên cường bất khuất: Dù giặc ra sức khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng, dân làng Xô Man vẫn quyết tâm nuôi giấu cán bộ, thanh niên bị cấm thì có ông bà già, ông bà già không thể đi thì thiếu nhi tiếp tục. Anh Quyết hi sinh thì Tnú thay thế. Mai chết thì có Dít. Giặc cầm súng thì dân làng cầm giáo, giặc hủy diệt thì dân làng vùng dậy bằng cuộc đồng khởi của tất cả mọi người, với mọi thứ vũ khí, với lửa cháy khắp rừng, chiêng trống vang trời và rừng Xô Man ào ào rung động. Sức sống, ý chí sinh tồn và lòng quyết tâm đánh giặc còn được thể hiện qua làng kháng chiến với nhiều hầm chông, hố chông, bẫy đá.

  • Kết bài

– Khẳng định ý kiến. Khẳng định giá trị của tác phẩm.


Tham khảo:

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là khúc ca bi tráng về đất nước và con người Tây Nguyên

  • Mở bài:

Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của nèn văn học kháng chiến và là một cây bút tiên phong trong phong trào đổi mới văn học sau 1975. Rừng xà nu được viết năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu dồn quân ồ ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức với quy mô rầm rộ hơn. Tác phẩm ra đời như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và dân tộc ta nói chung. Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại, là khúc ca bi tráng về đất nước và con người Tây Nguyên.

  • Thân bài:

“Rừng xà nu” là một truyện ngắn chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn, tình cảm và lòng yêu nước vô cùng to lớn của những người dân vùng núi đại ngàn. Tác phẩm chính là một bản hùng ca bi tráng mang đậm tính sử thi viết về những người dân Tây Nguyên gan dạ, mưu trí, yêu nước hơn yêu cả mạng sống của mình. Nhờ có tinh thần bất khuất kiên cường đó mà toàn dân ta mới chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống lại hai kẻ thù xâm lược vô cùng lớn mạnh.

Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm chính là hình ảnh những cánh rừng xà nu. Một rừng xà nu bạt ngàn xanh tươi, trải dài tới hút tầm mắt. Một rừng xà nu mà không cây nào không bị thương, bởi mỗi khi kẻ thù muốn đánh người dân nơi đây chúng đều thả rất nhiều bom đạn trút xuống cánh rừng xà nu. Nên việc xà nu bị thương là điều vô cùng dễ hiểu. Nhưng dù bị thương hay vết thương có khiến cho nhựa cây chảy ra thật nhiều thì những cây xà nu kia cũng không bao giờ chết. Chỗ vết thương theo thời gian sẽ tạo thành một vết sẹo mà thôi. Không có một loài cây nào ham sống như cây xà nu, nếu một cây to bị gục xuống thì ngay dưới chân nó lại có vài cây con mọc lên. Những cánh rừng xà nu cứ vì thế mà xanh tươi mãi mãi.

Hình ảnh những cây xà nu kia chính là biểu tượng của người dân Tây Nguyên, những con người luôn trung thành với Đảng với cách mạng và Bác Hồ. Những con người Tây Nguyên từ người già như cụ Mết, cho tới Tnú, Mai, Dít và bé Heng đều có tinh thần yêu nước. Những người dân của làng Strá dù ít dù nhiều dù lớn dù bé cũng luôn một lòng hướng về quê hương của mình, có lòng căm thù giặc sâu sắc.

Nhân vật chính trung tâm song song với hình tượng cây xà nu chính là anh Tnú một người anh hùng. Một chiến sĩ cách mạng kiên trung dù trải qua nhiều đau khổ khó khăn trong tình cảm riêng tư nhưng Tnú càng thêm kiên cường và căm thù giặc sâu sắc. Tnú vốn là một cậu bé chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống ba mẹ anh qua đời trong một trận càn quét của giặc. Tnú được cụ Mết và người dân trong làng Xô Man nuôi dưỡng nên người. Ngay từ nhỏ Tnú đã tỏ rõ tinh thần anh dũng, kiên cường của mình, Tnú làm liên lạc việc đưa thư cho các chiến sĩ cách mạng, để tránh sự truy đuổi của kẻ thù Tnú thường đi đường mới không đi những con đường mòn dễ đi. Rất nhiều nhiệm vụ khó đã được Tnú hoàn thành. Có lần Tnú bị giặc bắt được chúng tra tấn Tnú nhưng anh vẫn kiên cường không khai mà âm thầm nuốt lá thư vào bụng của mình để bảo đảm an toàn của bức thư.

Ngày còn nhỏ Tnú và Mai là bạn thanh mai trúc mã, cả hai được cán bộ Quyết dạy chữ. Mai thông minh học đâu nhớ đó, còn Tnú thì cứ quên hoài nên anh đã lấy viên đá đập vào tay của mình để nhắc nhở mình phải ghi nhớ. Khi lớn lên Mai và Tnú kết hôn họ đã có thêm em bé là kết quả tình yêu của hai người. Nhưng Mai bị bọn tay sai bắt đi tra tấn dã man khiến cho Mai và em bé trong bụng tử vong. Tnú đau đớn ôm xác vợ con. Anh bị bọn chúng tra tấn dã man và đốt cháy mười ngón tay, nhưng Tnú không hề cảm thấy đau đớn nỗi đau trong lòng anh còn lớn hơn nỗi đau thể xác. Tnú như một cây xà nu trưởng thành bị giặc bắn phá bị thương, nhưng vẫn luôn kiên cường vươn lên và không bao giờ gục ngã.

  • Kết bài:

Truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn vô cùng thành công của nhà văn viết về đề tài những người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hình ảnh những cây xà nu anh dũng hiên ngang tựa như những người dân làng Xô Man bất khuất trung hậu, quả cảm.

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích ý nghĩa câu văn mở đầu truyện ngắn "Rừng xà nu":  "Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc..." - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.