Chứng minh: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

chung-minh-truyen-ngan-vo-chong-a-phu-la-buc-tranh-chan-thuc-ve-so-phan-dau-kho-cua-dong-bao-dan-toc-mien-nui-duoi-che-do-phong-kien-chua-dat

Chứng minh: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã có một số thành tựu xuất sắc, nhất là về đề tài miền núi.Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn làm nên tên tuổi của ông in trong tập Truyện Tây Bắc.

Giá trị hiện thực của truyện thế hiện tập chung ở việc tái hiện bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

II. Chứng minh:

* Giải thích ý kiến:

Giá trị hiện thực là khả năng tái hiện hiện thực của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm có giá trị hiện thực khi miêu tả chân thực, đầy đủ, sinh động hiện thực cuộc sống, giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mà nhà văn miêu tả.

Ý kiến là lời đánh giá về một biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tác phẩm miêu tả đầy đủ, chân thực số phận đau khổ, bất hạnh của đồng bào dân tộc miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.

* Phân tích – chứng minh:

Số phận đau khổ của cha mẹ Mị: Vì nghèo nên lấy nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí, mẹ Mỵ chết vẫn chưa hết nợ. Cha Mỵ sống trong đau khổ vì con gái phải làm người ở (danh nghĩa là con dâu) để trả nợ thay mình.

Số phận đau khổ của Mỵ:

– Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”. Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. Mị hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

– Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …

– Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay …không biết là sương hay nắng”.

– Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

– Sự đày đọa khiến Mỵ tê liệt khát vọng sống, tê liệt ý thức đấu tranh, sống như con rùa trong xó cửa, như cái xác không hồn…

Số phận đau khổ của A Phủ:

+ Sinh ra đã bất hạnh (Bố mẹ, anh em không còn ai, cả làng chết hết vì bệnh dịch, 10 tuổi bị đem bán xuống bản người Thái…)
+ Lớn lên sống kiếp làm thuê, làm mướn, nghèo khó đến nỗi không có tiền cưới vợ.
+ Bị đánh đập, tra tấn dã man, bị phạt vạ, trở thành người làm công trừ nợ cho nhà thống lí.
+ Vì để hổ ăn thịt mất một con bò mà bị đánh, trói nhiều ngày, có thể sẽ bị chết.
+ Số phận đau khổ của những người dân khác:
+ Nhiều người bị trói rồi bỏ quên đến chết.
+ Có những người chưa già nhưng lưng đã còng rạp xuống.

Nghệ thuật thể hiện

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, mỗi nhân vật được khai thác từ những điểm nhìn khác nhau.
+ Miêu tả tâm lí sinh động.
+ Ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối kể chuyện linh hoạt.

III. Đánh giá:

– Miêu tả cuộc đời số phận của người lao động miền núi trước cách mạng tháng tám, Tô Hoài bày tỏ niềm yêu mến, cảm thông với những bất hạnh của họ.

– Nhà văn còn cất lên tiếng nói lên án, tố cáo chế độ phong kiến chúa đất miền núi đã đày đọa con người, đẩy họ vào cảnh lầm than, bất hạnh.

– Viết tác phẩm, nhà văn đưa người đọc đến với cuộc sống của đồng bào dân tộc, giúp người đọc cảm thông yêu mến những con người nơi đây, từ đó trân trọng những ước mơ, khát vọng, trân trọng sức sống tiềm tàng, khả năng tự giải phóng và tìm đến cách mạng của họ.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. - Theki.vn
  2. Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (dưới góc độ thi pháp) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.