Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

dac-sac-nghe-thuat-trong-truyen-ngan-chiec-luoc-nga

Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

1. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí.

Tình huống truyện ngắn “Chiếc lược ngà” mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca:tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.

2. Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật bác Ba,người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ,bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan

3. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là biểu tượng cho đặc điểm trần thuật truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng.

Điều tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện là tác giả đã xây dựng được một tình huống hết sức chặt chẽ, hấp dẫn xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng thoải mái, tự nhiên với giọng điệu thân mật, dân dã.

4. Tác giả đã lựa chọn ngôi kẻ và nhân vật kể chuyện thích hợp:

Tác giả đã kể chuyện từ nhân vật “tôi” (bác Ba), người bạn thân chiến đấu của ông Sáu, một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi kể này tạo được giọng điệu kể chuyện thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi với người đọc. Khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật. Câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể.

Câu chuyện được qua nhận vật bác Ba, người đồng đội của ông Sáu. Đồng thời, tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của nhân vật trẻ em rất tinh tế. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm, tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người và tình người.

5. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu.

Nhà văn tập trung khắc họa những chuyển biến tâm trạng lặng lẽ mà mãnh liệt của hai nhân vật bé Thu và anh Sáu. Bút pháp khắc họa tâm lí tinh tế, sắc sảo, nhà văn tỏ ra thấu hiểu tâm trạng của người lính và trẻ thơ nên đã có những biểu đạt chân thực, sinh động, tạo sức hấp dẫn đặc sắc cho câu chuyện.

5. Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.

Sử dụng ngôn ngữ và ngữ điệu của nhân dân Nam bộ là một đắc trung dễ nhận thấy trong tác phẩm của nguyễn Quang sáng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.