Đại từ, Quan hệ từ, Thành ngữ, Điệp ngữ – HKI – Ngữ văn 7

dai-tu-quan-he-tu-thanh-ngu-diep-ngu-hki-ngu-van-7
Đại từ, Quan hệ từ, Thành ngữ, Điệp ngữ

I. Đại từ.

1. Thế nào là đại từ:

– Đại từ là những dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

– Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,…

Ví dụ: nó, thế, ai, tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,…. bấy, bấy nhiêu, vậy, thế ,…

2. Các loại đại từ:

Đại từ chỉ trỏ dùng để:
– Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô): chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,….
– Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu,…
– Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế,…

Đại từ để hỏi dùng để:
– Hỏi về người, sự vật: ai, gì, ái gì,…
– Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,…
– Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế nào,…

II. Quan hệ từ.

1. Thế nào là quan hệ từ:

– Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ: cũng, bởi, với, mà, và, nhưng, bởi,…

2. Cách sử dụng quan hệ từ:

– Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được).

– Có một quan hệ từ được dùng thành cặp.

Ví dụ: Nếu…thì, tuy…nhưng, giá…thì, càng …. càng…,

III. Thành ngữ.

1. Thế nào là thành ngữ?

– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh.

– Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

Ví dụ:

– Nhanh như cắt.
– Khỏe như voi.
– Lên thác xuống ghềnh.
– Ăn chắc mặc bền.
– Chân cứng đá mềm.
– Gà ăn quanh cối thóc.

2. Sử dụng thành ngữ.

– Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

Ví dụ:

– Anh ấy khỏe như voi.

– Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

IV. Điệp ngữ.

1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:

– Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

2. Các dạng điệp ngữ:

– Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Ví dụ:

* Điệp cách quãng:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng canh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

* Điệp tiếp nối:

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.

Điệp chuyển tiếp:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.