Dàn bài nghị luận về sự thờ ơ, vô cảm trong đời sống.

dan-bai-nghi-luan-su-tho-o-vo-cam-trong-doi-song

Dàn bài nghị luận về sự thờ ơ, vô cảm trong đời sống.

  • Mở bài:

Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có sự quan tâm lẫn nhau, biết suy nghĩ về nhau thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao. Thế nhưng, hiện nay sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều.

  • Thân bài:

1. Thế nào là thờ ơ, vô cảm?

– “Thờ ơ” hay lãnh đạm là sự thiếu cảm giác, cảm xúc, sự quan tâm hoặc mối quan tâm về điều gì đó. Trong đời sống, thờ ơ có nghĩa là không quan tâm đến mọi người, mọi việc ở xung quanh mình, lảng tránh trách nhiệm, vô tâm, vô cảm trước hoàn cảnh của người khác.

“Vô cảm” là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

2. Những biểu hiện của thói thờ ơ, vô cảm:

– Thờ ơ, vô cảm là một hiện tượng dễ thấy trong xã hội ngày nay:

+ Người thờ ơ, vô cảm không biết nói lời “xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ. Họ tiếc cả tràng vỗ tay khi giới thiệu về một đại biểu, khi xem một tiết mục văn nghệ, thể thao …

+ Người thờ ơ, vô cảm quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn (gặp tai nạn giao thông, cháy nhà, gặp người đau ốm … ) họ đứng xem thậm chí còn lợi dụng cơ hội để đoạt tài sản của người bị nạn, đánh nhau, xé áo, cắt tóc, các nam sinh và một số bạn dửng dưng quay phim, đứng xem không vào can ngăn mà vừa chửi bới  vừa cổ vũ nhiệt tình: cởi áo đi, cởi áo đi, xé áo đi …).

+ Người thờ ơ, vô cảm thường sống thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội. Họ thường vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng dẫm đạp lên luân lí, đạo đức, pháp luật, làm những điều sai trái, gây tổn hại đối với người khác.

+ Con cái ngày càng trở nên thờ ơ, vô tâm; quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,…

+ Học sinh ngày càng thờ ơ, vô cảm với trường học, thầy cô; hành động vô lễ với thầy cô giáo, bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến,….

3.  Nguyên nhân:

– Bản thân: thiếu ý thức chia sẻ gian khó với mọi người xung quanh, chỉ biết vụ lợi…

– Gia đình: cha mẹ quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái…

– Nhà trường: chỉ chăm lo dạy chữ mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh…

– Xã hội: sự phát triển không ngừng của khoa học, con người trở nên xơ cứng, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng…

4. Hậu quả:

– Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,…

– Đạo đức xã hội suy thoái nghiêm trọng, hành vi phạm pháp tăng cao.

5.  Phê phán:

+ Những biểu hiện lạnh lùng vô cảm.

+ Đề cao thái độ đồng cảm, tình người.

6. Bài học nhận thức và hành động:

+ Về nhận thức: đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.

+ Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng.

  • Kết bài:

Quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh để đầy ý nghĩa.

Suy nghĩ về những tác hại của căn bệnh vô cảm


Dàn bài 2:

  • Mở bài:

– Giới thiệu hiện tượng vô cảm trong xã hội ngày nay.

  • Thân bài:

1. Giải thích khái niệm:

– Vô cảm: là trạng thái không có cảm xúc hay tình cảm trước bất kì ai hoặc sự việc gì diễn ra xung quanh, từ đó dẫn đến thái độ thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm, chia sẻ, không có tình thương đối với đồng loại của một hay một nhóm người nào đó trong xã hội.

2. Thực trạng (phân tích, dẫn chứng):

– Vô cảm hiển hiện trong đời sống từ rất lâu và ngày càng lây lan, phát triển trở thành một căn bệnh trầm trọng trong xã hội hiện đại khi mà điều kiện vật chất ngày một nâng cao, nhịp sống ngày một hối hả.

– Bệnh vô cảm có trong mọi lứa tuổi nhưng nhất là giới trẻ và xuất hiện ở khắp mọi nơi trong xã hội.

– Cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, công nghệ ngày càng phát triển hơn, điều đó khiến con người ngày càng vô cảm hơn.

3. Nguyên nhân (phân tích, dẫn chứng):

– Bệnh vô cảm là kết quả của lối sống thực dụng, hưởng thụ, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi của bản thân, lo sợ khi lợi ích cá nhân bị đe dọa mà không quan tâm gì đến người khác; bản thân không tu dưỡng, rèn luyện ý thức, đạo đức.

– Gia đình thiếu quan tâm, giáo dục; nhà trường còn đặt nặng vấn đề giáo dục tri thức mà bỏ ngỏ vấn đề giáo dục nhân cách, đạo đức; xã hội hiện đại với những ứng dụng khoa học công nghệ cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường đã góp phần hình thành lối sống vô cảm.

4. Hậu quả (dẫn chứng):

Lối sống lạnh lùng, vô tâm, vô trách nhiệm “mạnh ai nấy sống”, “phải ai tai nấy”, trở nên mất cảm giác khi nhìn thấy nỗi đau của đồng loại, không còn biết phản ứng, bất bình trước những tệ nạn xã hội… đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời nay khi những giá trị sống.

– Giá trị đạo đức như lòng nhân ái, tình yêu thương, sự hi sinh vì đồng loại dần bị thay thế bởi lối sống của chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa cá nhân.

– Tác hại, ảnh hưởng (dẫn chứng): là căn bệnh chết người hủy hoại đạo đức, nhân cách của một con người; gây nên mối họa lớn cho xã hội.

5. Giải pháp và rút ra bài học cho bản thân.

  • Kết bài:

– Vô cảm là một căn bệnh đáng sợ. Nếu không kị thời sửa chữa, một ngày nào đó, tình người trong thế giới này cũng cạn kiệt, cuộc sống yên bình, hạnh phúc này cũng sẽ không còn tồn tại nữa.

Suy nghĩ về ý nghĩa của câu nói: Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.