Dàn bài nghị luận về vai trò của tinh thần tự học đối với mỗi học sinh

dan-bai-nghi-luan-ve-tinh-than-tu-hoc

Dàn bài nghị luận về vai trò của tinh thần tự học đối với mỗi học sinh

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Học tập là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong đời sống con người.

+ Muốn tiến bộ trong học tập, học sinh cần phải có tinh thần tự học.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

+ “Học” là gì? Học là quá trình tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, từng bước hoàn thiện bản thân, đáp ứng công việc trong đời sống.

+ “Tự học” là gì? Tự học là tự mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập trong nhà trường và mở rộng hiểu biết của mình thông qua quá trình tìm hiểu kiến thức từ trong sách vở và đời sống.

2. Vai trò và tầm quan trọng của tinh thần tự học:

+ Tự học giúp chúng ta chủ động, hứng thú trong công việc học tập.

+ Tự học giúp ta ghi nhớ lâu dài kiến thức và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học giúp chúng ta trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc hay dựa dẫm vào người khác.

+ Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

+ Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

+ Người không có tinh thần tự học sẽ không thể tiến bộ trong học tập, dễ buông bỏ việc học khi gặp khó khăn, trở ngại.

3. Nêu những tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học:

+ Mạc Đĩnh Chi sinh ra trong gia đình nghèo khó. Nhờ tự học, tự rèn luyện mà ông có hiểu biết nhiều, đỗ trạng nguyên khi còn nhỏ tuổi khiến ai cũng khâm phục.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhờ biết tự học mà thông thạo nhiều ngôn ngữ và hiểu biết nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã khuyết tật hai tay. Không đầu hàng số phận, thầy đã tự mình rèn viết chữ bằng chân. Sau này, không những thầy Nguyễn Ngọc Ký viết được chữ mà còn viết rất đẹp, trở thành một nhà giáo ưu tú.

(HS có thể nêu những tấm gương tiêu biểu khác)

4. Học sinh rèn luyện tinh thần tự học như thế nào?

– Siêng năng, chăm chỉ học tập trên lớp mỗi ngày. Tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà.

– Tích cực đọc sách, tìm hiểu và nâng cao kiến thức. Học từ sách vở và học trong đời sống thực tiễn.

– Xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp, rõ ràng và kiên trì thực hiện kế hoạch ấy.

– Phê phán những cách học sai lầm: lối học thụ động, học chay, học vẹt,…

5. Rút ra bài học:

– Tự học là phẩm chất cần có ở mỗi con người.

– Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

III. Kết bài:

– Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. Tinh thần tự học chính là viên ngọc quý tỏa sáng bên trong mỗi con người.

– Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.