Dàn bài phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

dan-bai-phan-tich-bai-tho-canh-ngay-he-cua-nguyen-trai

Dàn bài phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

  • Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với sự nghiệp văn học đồ sộ.

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Cảnh ngày hè: “Cảnh ngày hè” là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ Quốc âm thi tập.

  • Thân bài:

1. Bức tranh thiên nhiên ngày hè:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.

+ Thiên nhiên và cuộc sống con người được cảm nhận trong tâm thế nhàn rỗi, thư thái, thảnh thơi.

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh quen thuộc như hòe lục, thạch lựu, hồng liên…., qua các trạng thái: đùn đùn, giương, phun, tiễn…, màu sắc sự vật: xanh (lục), hồng, đỏ…

+ Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình ảnh và cách dùng các động từ mạnh làm cho bức tranh thiên nhiên không chỉ sinh động mà còn căng tràn sức sống. Sự vật như đang cựa quậy, phát triển mạnh mẽ.

+ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống. Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương

+ Thiên nhiên không chỉ được cảm nhận qua ánh mắt tinh tế mà còn bằng cả tâm hồn rộng mở. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân.

⇒ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.

2. Bức tranh cuộc sống con người:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

+ Cuộc sống con người được cảm nhận qua âm thanh “lao xao” của phiên chợ cá chiều vọng lại từ làng xa ; âm thanh “dắng dỏi” của tiếng ve gọi hè trên “lầu tịch dương” khiến cho bức tranh ngày hè càng trở nên sôi động, náo nhiệt.

+ Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.

+ Thể hiện tấm lòng yêu cuộc sống, gắn bó tha thiết với cuộc sống con người, khao khát hòa mình với cuộc sống của muôn dân.

⇒ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi.

3. Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

+ Bài thơ khép lại bằng tâm nguyện của thi nhân: “Dân giàu….”. Mong ước dân no đủ, yên bình là mong ước trọn đời của Nguyễn Trãi. Với ông dân và nước luôn là mối quan tâm lớn nhất.

+ Nghệ thuật: Dùng điển tích, sáng tạo câu thơ lục ngôn ngắn gọn, cô đúc.

+ Câu thơ kết tinh tấm lòng, ước nguyện của thi nhân. Qua đó ta thấy nhân cách cao đẹp của Ức Trai: dù trong cảnh ngộ nào cũng luôn canh cánh nỗi niềm ưu dân, ái quốc.

⇒ Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống vui tươi trên quê hương ông.

4. Đánh giá:

+ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống. Nguyễn Trãi dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước mơ về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước.

+ Qua bài thơ hiện lên hình ảnh của một con người Nhân – Trí – Dũng, là hiện thân cho vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Trãi.

+ Bài thơ thể hiện đặc điểm thơ Nôm của Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, có những sáng tạo độc đáo. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động. Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn. Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị. Sử dụng các điển tích, điển cố

  • Kết bài:

– Khẳng định giá trị thơ ca Nguyễn Trãi nói chung và bài thơ Cảnh ngày hè nói riêng: tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.

– Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề như “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn, “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.