Dàn bài phân tích bài thơ “LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG” (Phan Bội Châu).

dan-bai-phan-tich-bai-tho-luu-biet-khi-xuat-duong-phan-boi-chau

Dàn bài phân tích bài thơ “LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG” (Phan Bội Châu).

  • Mở bài:

– Phan Bội Châu (1867 – 1940) là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ Cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Ông quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng. Sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lòng yêu nước thiết tha còn mãi muôn đời.

– Phan Bội Châu viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” trong buổi chia tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản. Lúc này tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.

  • Thân bài:

1. Quan niệm về chí làm trai, tư thế hiên ngang trước vũ trụ (Hai câu đề).

“Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời”.

– Hai câu thơ đề cập đến chí làm trai nói chung. Đó là một lẽ sống cao đẹp, phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển vũ trụ chứ không chịu để vũ trụ xoay chuyển lại mình.

– Cách thể hiện:

+ Tư thế chủ động, mạnh mẽ, nghi vấn nhưng là để khẳng định: Há để.

+ Cách nói khẳng khái: Câu mệnh lệnh phải.

2. Ý thức về trách nhiệm của bản thân với cuộc đời (Hai câu thực).

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai ?”

– Chí làm trai của Phan Bội Châu gắn với ý thức về cái tôi nhưng không phải là một cái tôi hưởng thụ mà nó là cái tôi trách nhiệm lớn lao đáng kính.

– Chữ “danh” ở cũng không phải là danh lợi tầm thường.

– Ý thức về cái tôi của Phan Bội Châu vừa cứng cỏi, vừa đẹp vô cùng.

– Cách thể hiện:

+ Cảm hứng lãng mạn bay bổng lại được gắn với những hình tượng nghệ thuật kì vĩ, trường tồn: Đất trời cao rộng (càn khôn), cuộc nhân sinh một đời người ( trong khoảng trăm năm), và cả tương lai nối dài phía sau (sau này muôn thuở), càng làm tăng đến vô cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin.

+ Giọng thơ bộc lộ sự khẳng định mạnh mẽ về cái tôi trách nhiệm đối với dân với nước.

3. Quan niệm về vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ trước vận mệnh đất nước (Hai câu đề).

“Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”

– Nói về nỗi đau, về cái nhục mất nước với ý tưởng từ bỏ sách vở thánh hiền.

– Chối bỏ tư tưởng Khổng Mạnh lúc này là một biểu hiện táo bạo, mới mẻ của Phan Bội Châu, biểu hiện tư tưởng mới mà ông tiếp thu từ phong trào Tân thư đầu thế kỉ.

– Ý thức về tình cảnh đất nước, nỗi nhục mất nước chính là cơ sở của lòng yêu nước.

4. Khát vọng và tâm thế vững vàng trong buổi lên đường (Hai câu kết).

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”

– Bài thơ kết lại trong tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.

– Hình ảnh thơ thật lãng mạn, hào hùng, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt vươn ngang tầm vũ trụ bao la.

5. Liên hệ, so sánh, mở rộng:

– Liên hệ và so sánh với chí làm trai của Phạm Ngũ Lão: lập công lớn, xứng danh anh hùng.

– Liên hệ và so sánh với chí làm trai của Nguyễn Công Trứ: phải có danh gì với núi sông. Không cong danh thà nát với cỏ cây.

– Liên hệ và so sánh với chí làm trai của Phan Châu Trinh: lừng lẫy, rung chuyển trời đất.

6. Đánh giá giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện.

– Nội dung: Bài thơ nhỏ mà chứa đựng nội dung tư tưởng lớn: Có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, trách nhiệm cao cả, có hoài bão lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh – nhục ở đời, có thái độ táo bạo, mới mẻ về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ truyền thống thất ngôn bát cú Đường luật. Giọng thơ trang nghiêm, đĩnh đạc hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn.

+ Bài thơ thể hiện nhiệt tình yêu nước sục sôi, tuôn trào với giọng điệu tâm huyết, hào hùng.

+ Cách dùng từ ngữ chỉ kg, tg kết hợp với giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ.

+ Hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.

  • Kết bài:

– Bài thơ thể hiện một chí lớn phi thường: không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước. Không phải là khẩu khí mà sự thật lịch sử đã xác nhận Phan Bội Châu đã sống và hành động như thơ ông đã viết ra.

– Lưu biệt khi xuất dương mang âm điệu anh hùng ca, chứa chan tình yêu nước và quyết tâm lên đường cứu nước.

Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.