Dàn bài phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ lão

dan-bai-phan-tich-bai-tho-to-long-thuat-hoai-cua-pham-ngu-lao

Dàn bài phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ lão

  • Mở bài:

Phạm Ngũ Lão (1255-1320), quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là danh tướng đời Trần, xuất thân từ tầng lớp bình dân, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (lần 1 và lần 2), làm đến chức Điện súy và phong tước Quan nội hầu. Tỏ lòng (Thuật hoài) là một trong số ít tác phẩm còn để lị của Phạm Ngũ lão. Bài thơ ca ngợi chiến công lẫy lừng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả đối với non sông, đất nước.

  • Thân bài:

1. Vẻ đẹp con người thời Trần (2 câu thơ đầu):

Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng Phạm Ngũ Lão:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.

(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

– Đối sánh giữa nguyên tác và dịch thơ: Bản dịch không sát với nguyên tác: dịch “hoành sóc” → “múa giáo” làm mất đi tư thế mạnh mẽ, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của người tráng sĩ thời Trần.

– Hình ảnh người tráng sĩ:

+ Hành động: hoành sóc (cắp ngang ngọn giáo) → Tư thế ung dung, đĩnh đạc, chủ động, hiên ngang, sẵn sáng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

+ Thời gian: mấy thu thời gian dài, không gian rộng lớn.

+ Không gian: non sông.

Độ dài dằng dặc của thời gian và độ rộng lớn của không gian làm nổi bật tầm vóc lớn lao, sánh ngang tầm vũ trụ của người tráng sĩ.

– Hình ảnh ba quân:

+ Tam quân: Vừa là hình ảnh quân đội nhưng cũng là hình ảnh cả dân tộc có khí thế như hổ báo.

+ Câu thơ có thể hiểu theo 2 nghĩa:

  • Ba quân sức mạnh như hổ báo có thể nuốt trôi trâu.
  • Ba quân sức mạnh như hổ báo khí thế át cả sao Ngưu.

+ Khát vọng hào hùng đó là khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi” cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. Làm nổi bật sức mạnh sánh ngang vũ trụ của cả dân tộc.

+ Nghệ thuật: Phóng đại, so sánh có tác dụng làm tăng hào khí của quân đội nhà Trần

Bằng hình ảnh thơ mang tính sử thi, giọng điệu hào hùng hai câu thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của con người thời Trần với ý chí và lòng yêu nước nồng nàn.

2. Nỗi lòng của tác giả:

Bài thơ Tỏ lòng thể hiện nỗi lòng của tác giả khi chưa trả xong chí làm trai

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)

– Giọng điệu : Nếu giọng điệu hai câu thơ đầu khỏe khoắn, hùng tráng thì giọng điệu hai câu thơ sau trầm lắng, suy tư bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

“Nợ công danh” là chí làm trai theo tinh thần của Nho giáo:

+ Lập công (để lại sự nghiệp).

+ Lập danh (để lại tiếng thơm ).

→ Đó là lí tưởng chung của bậc nam nhi trong thời phong kiến.

– Ý nghĩa tích cực đó là : Công danh đối với kẻ là trai là phải thể hiện nghĩa vụ đối với cuộc đời, với dân với nước, không đơn thuần lấy công trạng để khẳng định bản thân.

– Thời bình “nợ công danh” là “nợ thi thư”, học hành thi cử, đỗ đạt, để góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

“Công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến là nghĩa vụ đối với đất nước, là thứ công danh làm nên từ tài thao lược, không phải thứ công danh tầm thường mang đậm màu sắc cá nhân.

– Người cảm thấy thẹn trong bài thơ xuất phát từ một con người thường trực trách nhiệm đối với dân, với nước. Đó là chàng trai đan sọt ở làng Phù Ủng,đó là Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo được Hưng Đạo đưa về làm gia khách, rồi giữ đội quân hậu vệ, là một võ tướng tài ba của nhà Trần.

– Nỗi then xuất phát từ một người như thế hẳn không nhỏ bé, bình thường chút nào. Hơn thế nữa tác giả tự thấy mình không xứng tầm với Vũ Hầu Gia Cát Lượng.

– Người anh hùng thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

+ Vũ hầu Khổng Minh Gia cát Lượng là bậc kì tài, quân sư nổi tiếng tài, đức giúp Lưu Bị lập nên sự nghiệp lớn, thống nhất nhà Hán.

+ Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa có tài mưu lược như Khổng Minh để khôi phục giang sơn, giải phóng đất nước.

– Công danh, sự nghiệp là mục đích sống của người làm trai:

Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông hổ đất ngẩng lên thẹn trời .

(Nguyễn Khuyến)

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Nguyễn Khuyến)

Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng
Thẹn cùng sông buồn cùng núi tủi cùng trăng

(Phan Bội Châu)

– Nỗi thẹn đó không quá kiêu kì. Đó là nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn .Nỗi thẹn đó giúp con người không dừng lại, tự thỏa mạn tự đắc ý với bản thân mà luôn hướng về phía trước, quyết tâm thực hiện lí tưởng

– Thẹn là trạng tái cảm xúc tự soi vào bản thân để nhận ra mình có điều gì đó không nên không phải, tự thấy xấu hổ. Ví như học chưa giỏi, chưa làm thầy cô, cha mẹ vui lòng. Chưa có sự đóng góp của mình với lớp, tập thể …..

– Thời đại nhà Trần với ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông

→ Sự khiêm tốn và nỗ lực không ngừng của nhà thơ và nhân cách cao đẹp của ông.

3. Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay.

– Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao.

– Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.

– Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.

  • Kết bài:

– Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A.

– Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc.

– Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.

Phân tích bài thơ Thuật Hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.