Dàn bài phân tích bài “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” (Nguyễn Đình Chiểu)

dan-bai-phan-tich-bai-van-te-nghia-si-can-giuoc-nguyen-dinh-chieu.png

Dàn bài phân tích bài “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” (Nguyễn Đình Chiểu).

  • Mở bài:

– Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn, nhà thơ lớn nhất, cây đại thụ rợp bóng nền văn học Việt Nam thế kỷ XIX. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ý chí, nghị lực sống, lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và tinh thần bất khuất trước kẻ thù.

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Bài văn tế dựng lên bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khắc nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta.

  • Thân bài:

1. Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp:

* Trước khi giặc đến:

– Hoàn cảnh xuất thân:

+ Cui cút, toan lo nghèo khó, quen làm việc nhà nông.

+ Họ quen với cày, cấy, luỹ tre, đồng ruộng.

+ Họ xa lạ với chiến trận, binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung…) → hình ảnh người nông dân lam lũ, vất vả, nhỏ bé, lao động vất vả thầm lặng, ít ai biết đến.

+ Ngoài cật có một manh áo vải → bình dị đến thiếu thốn, nghèo khổ.

– Nghệ thuật: Liệt kê, đối thể hiện rõ hoàn cảnh của người nghĩa sĩ “thuần nông” và niềm thương cảm của tác giả. Tuy họ nghèo về vật chất nhưng họ giàu có về tinh thần, tấm lòng yêu nước nồng nàn.

* Khi giặc xâm lược:

– Thái độ :

  • Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc:

+ Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.

+ Cách so sánh gần gũi thể hiện sự chân thành đậm chất Nam Bộ, sôi sục của người nông dân

  • Yêu nước gắn với niềm tự hào dân tộc:

+ Ta và địch như mặt trăng và mặt trời không thể cùng toả sáng một lúc. Thực dân Pháp lại là lũ treo đầu dê bán thịt chó với chiêu bài truyền đạo, khai hoá.

  • Yêu nước thể hiện ở tinh thần tự nguyện, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù:

+ Sống làm chi… thà thác…

+ Nào đợi, há để, chẳng thèm, ra sức, ra tay bộ hổ.

  • Tự nguyện đứng lên đánh giặc như một sự thôi thúc bên trong, một nhu cầu tất yếu của con người.

– Trang bị:

+ Họ thiếu thốn đủ thứ: không có binh thư, binh pháp, ban võ nghệ.

+ Chỉ có manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay….

– Hành động:

+ Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại.

+ Đốt nhà dạy đạo, chém đầu quan Pháp

+ Đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào

+ Đâm ngang, chém ngược. hè trước, ó sau.

+ Coi giặc như không, liều mình như chẳng có

→ Sử dụng các động từ mạnh thể hiện hành động mạnh mẽ, khẩn trương, khí thế tấn công hừng hực như vũ bão và lòng dũng cảm của người nông dân nghĩa sĩ. Bức tranh công đồn chưa từng thấy trong văn học. Lần đầu tiên hình ảnh người nông dân xuất hiện với dáng vẻ đầy dũng khí, hiên ngang, anh dũng “khiến mã tà, ma ní hồn
kinh”.

– Điều kiện chiến đấu:

+ Ta: Trang bị: áo vải, vũ khí: rơm con cúi, ngọn tầm vông, dao phay rất thô sơ và tầm thường.

+ Địch: Trang bị đầy đủ, vũ khí: súng nhỏ, súng to, tàu chiến rất hiện đại và mạnh mẽ.

→ Nghệ thuật tương phản khắc hoạ rõ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng họ vẫn tự nguyện chiến đấu. Nghệ thuật đối, ngôn ngữ mộc mạc nhưng quyết đoán thể hiện sự thẳng thắn, quyết tâm và bản lĩnh người dân Nam Bộ.

-Điều làm nên chiến thắng:

– Lòng yêu nước, yêu cuộc sống vô bờ bến của người nông dân

– Lòng dũng cảm, đoàn kết một lòng và quyết tâm của nhân dân Nam Bộ

→ Bằng những chi tiết chân thực, bình dị được cô đúc từ đời sống người dân lao động. Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, lam lũ vất vả của người nông dân là lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng được tượng đài sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ- chưa từng có trong lịch sử văn học.

2. Tiếng khóc ai oán, đau đớn tiếc thương vô hạn của tác giả:

– Khóc cho người đã hi sinh:

+ “Xác phàm vội bỏ, da ngựa bọc thây”.

+ “Uất hận nghiệp lớn chưa thành”

+ “Nào đợi gươm hùm treo mộ”

+ “Vì ai…vì ai…”

+ Các từ : “ôi”, “thôi thôi”…

→ Đau đớn, tiếc thương, cảm phục, ngưỡng mộ, trân trọng trước sự hi sinh anh dũng của nghĩa sĩ.

– Khóc cho người còn sống:

+ Mẹ già : đau đớn,ngọn đèn leo lét

+ Vợ : yếu chạy tìm chồng, não nùng, dật dờ

+ Con: bơ vơ, tội nghiệp

→ Cảnh ai oán thê lương. Họ là những nạn nhân đau khổ nhất của chiến tranh mà tác giả dành nhiều tình cảm chia sẻ, xót thương.

– Khóc cho quê hương, đất nước:

+ Đoái sông Cần Giuộc…

+ Quân tả đạo, quăng vùa hương…

+ Súng giặc đất rền …

+ Tấc đất ngọn rau…

→ Thiên nhiên vạn vật cùng chia sẻ nỗi đau mất mát của con người.

3. Nỗi đau tiếc thương của người thương, của nhân dân trước sự hi sinh của nghĩa sĩ đã nói lên ý nghĩa bất tử của cái chết anh hùng.

– Lẽ sống của họ: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”, họ quên mình cho đất nước.

– Lời văn nghẹn lại như nỗi lòng quặn đau khôn xiết của con người yêu nước, thương dân. Nỗi đau như thấm vào vạn vật trời đất.

→ Tác giả khấn nguyện người liệt sĩ đồng thời thôi thúc người sống hãy tiếp tục chiến đấu diệt thù. Khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ trong lòng dân tộc.

4. Nghệ thuật biểu hiện.

– Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân.

– Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ.

– Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

5. Nhận xét, đánh giá:

– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc trong cuộc đọ sức với kẻ thù xâm lược – thực dân Pháp, một trong những đế chế quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

– Tác phẩm tạc nên bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Hình ảnh của những con người ấy hiện lên với vẻ đẹp bi tráng – vừa mang nét bi thương nhưng không mất đi vẻ hùng dũng, gân guốc

– Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với rất cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn phẩm chất của họ: giản dị, chân chất trong những ngày thường nhưng lại anh hùng, bất khuất khi đứng trước mũi súng của kẻ thù.

  • Kết bài:

Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thể hiện vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân. Với tác phẩm, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ. Hình ảnh và giọng điệu xót thương; thủ pháp tương phản và có cấu trúc của thể văn biền ngẫu tạo sự trang trọng cho bài văn tế; ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.