Dàn bài: Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)

dan-bai-phan-tich-doan-trich-nuoc-dai-viet-ta-trich-binh-ngo-dai-cao-cua-nguyen-trai

Dàn bài: Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi)

  • Mở bài:

+ “Bình Ngô đại cáo” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của vị anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa thế giới – Nguyễn Trãi.

+ Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích trong “Bình Ngô đại cáo” đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc về mọi mặt với những tư tưởng tiến bộ, sâu sắc của Nguyễn Trãi.

  • Thân bài:

Nêu luận đề chính nghĩa:

+ Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước, thương dân. Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân.

+ Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mới mẻ, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và truyền thống đạo lí của dân tộc.

+ Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:

+ Nước ta có quốc hiệu riêng: Đại Việt. Đó là một quốc gia độc lập, tự cường.

+ Nền văn hiến lâu đời:  Nước ta có nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc.

+ Cương vực lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta được giới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước.

+ Phong tục tập quán: dân tộc ta có phong tục tập quán riêng, đặc sắc, không hòa lẫn.

+ Nước ta có các triều đại hùng mạnh, tồn tại song song với các triều đại Trung Quốc: Tác giả liệt kê một loạt các triều đại nước ta, đặt ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị trí, vị thế của ta so với Trung Quốc và thế giới.

  + Anh hùng hào kiệt đời nào cũng có: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.

⇒ Quan niệm về đất nước của Nguyễn Trãi không còn bó hẹp ở phạm vị lãnh thổ và chủ quyền độc lập mà dó là một quốc gia phải được định danh rõ rang qua nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử triều đại, truyền thống dân tộc và những con người anh hùng gìn giữ đất nước ấy.

Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù.

+ Tác giả tố cáo âm mưu xâm lược quỷ quyệt, chủ trương cai trị hà khắc, vô nhân đạo cùng những hành động độc ác: tàn sát người dân vô tội, bóc lột nhân dân, hủy diệt môi trường. Tác giả đứng trên lập trường dân tộc và lập trường nhân bản để viết bản cáo trạng.

+ Liệt kê một loạt những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta cũng như những thất bại thảm hại của những kẻ dám xâm phạm nước ta, sử dụng các động từ mạnh “thất bại”, “tiêu vong”, “bắt sống”, “giết tươi”…

⇒ Qua đó khẳng định sức mạnh dân tộc và là lời cảnh cáo, đe dọa đầy sức nặng đến những kẻ tham lam có định xâm chiếm nước ta.

Nghệ thuật:

– Đây là áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương.

– Kết cấu: vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo đầy trang trọng, có tính chất tuyên bố đến toàn dân thiên hạ.

+ Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn đầy sức thuyết phục. Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí để triển khai lập luận, lí lẽ luôn gắn liền với chứng minh bằng thực tiễn.

+ Bút pháp nghệ thuật: Tự sự, trữ tình, anh hùng ca. Giọng điệu linh hoạt, khi thì tự hào, hào sảng, khi thì dứt khoát, hùng hồn

– Sử dụng câu văn biền ngẫu cùng các biện pháp so sánh, đối lập giúp tăng nhịp điệu, sức thuyết phục. Hình ảnh giàu sức biểu cảm.

  • Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Đại cáo bình Ngô: Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Không chỉ thành công ở nghệ thuật văn chính luận, đoạn trích “Nước Đại Việt ta” còn có giá trị to lớn về nội dung tư tưởng, mang đậm hào khí dân tộc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.