Dàn bài: Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

dan-bai-su-tuong-phan-giua-anh-sang-va-bong-toi-trong-truyen-ngan-hai-dua-tre-cua-thach-lam-va-chu-nguoi-tu-tu-cua-nguyen-tuan

Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

  • Mở bài:

Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn thuộc dòng văn học lãng mạn, sinh ra trong một thời đại có nhiều biến động… Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là hai tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.

– Ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm được sử dụng như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về sự đối lập giữa thiện và ác và tốt và xấu, giữa hiện thực tăm tối và tương lai tươi sáng…

  • Thân bài:

1. Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).

– Bóng tối: Dày đặc, bao trùm cả phố huyện và được lặp đi, lặp lại nhiều lần: Một đêm mùa hạ êm như nhung; đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối; tối hết cả con đường thăm thảm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa; đêm trong phố tĩnh mịch và đầy bóng tối…. biểu trưng cho cuộc sống tăm tối, tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện… (đó cũng chính là hình ảnh của xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945).

– Ánh sáng: Ánh sáng tương phản với bóng tối nhằm tô đậm thêm bóng tối.

– Ánh sáng nơi phố huyện: nhỏ nhoi, yếu ớt, thưa thớt chỉ là những quầng sáng leo lét, những hột sáng, những vệt sáng, những khe sáng,… tượng trưng cho số phận leo lét, mòn mỏi của những con người nơi đây…

– Ánh sáng Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật Liên: Hà Nội rực sáng….vừa là quá khứ, vừa là ước mơ về tương lai của chị em Liên.

– Ánh sáng từ đoàn tàu vụt qua nhanh: các toa đèn sáng trưng; các cửa kính sáng; đồng và kền lấp lánh…. ánh sáng của đoàn tàu khác hẳn với ánh sáng nhỏ nhoi, yếu ớt của phố huyện, hướng con người tới tương lai tươi sáng…

→  Kết quả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối: Biểu tượng cho những kiếp người sống leo lét vô danh trong một xã hội tù đọng tăm tối nhưng vẫn không nguôi hướng về một tương lai tươi sáng hơn.

2. Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).

– Bóng tối: “mặt đất tối”, “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”…. hiện thân cho một không gian nhà tù tăm tối, một cuộc sống tù đọng, tối tăm đầy cái ác, cái xấu nơi nhà ngục thực dân, phong kiến. Đồng thời bóng tối cũng tượng trưng cho cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người.

– Ánh sáng: “một ngôi sao Hôm nhấp nháy”, “một ngôi sao chính vị từ biệt vũ trụ”, “vuông lụa trắng”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”…là ánh sáng của chân lí, của tâm hồn con người, của cái đẹp tài hoa, của một nhân cách thanh cao…

→ Kết quả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là sự chiến thắng của thiên lương con người trước cái xấu cái ác, trước cái cao cả với cái thấp hèn…

3. Nhận xét điểm tương đồng và khác biệt.

– Điểm tương đồng:

+ Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối – một thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập mà văn học lãng mạn hay sử dụng nhằm tạo tình huống truyện. Đây là các chi tiết nhỏ nhưng góp phần chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm

+ Ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm tác phẩm vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng cao. Bóng tối tượng trưng cho cái xấu, còn ánh sáng tượng trưng cho cái tốt.

– Điểm khác biệt:

+ Trong “Hai đứa trẻ”: Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối không có sự chuyển biến bất ngờ. Ánh sáng của phố huyện nhỏ bé, ánh sáng từ đoàn tàu qua nhanh nên ánh sáng chỉ càng làm cho bóng tối trở nên dày đặc hơn, tô đậm thêm cái ngột ngạt, tăm tối của cuộc sống nơi đây. Qua đó nhà văn bày tỏ lòng cảm thông đối với những con người nhỏ bé, đặc biệt là số phận trẻ thơ trong xã hội cũ- những con người sống trong tăm tối nhưng không nguôi hướng về ngày mai tươi sáng.

+ Trong “Chữ người tử tù”: Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối được xây dựng trên sự đối lập gay gắt, có sự chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Thủ pháp nghệ thuật này dẫn dắt tình huống truyện đi đến kết thúc là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của chân lí, cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu cái ác. Qua đó nhà văn thể hiện rõ thái độ trân trọng cái Đẹp.

4. Lí giải sự khác biệt.

– Cả hai nhà văn đều xuất hiện trong giai đoạn văn học 1930-1945, trong một xã hội đầy biến động tuy nhiên phong cách sáng tác khác nhau

– Nguyên Tuân là đại biểu của dòng văn học lãng mạn, một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cảm hứng thẩm mĩ của ông thường hướng tới cái đẹp lớn lao, cái cao cả, những nhân cách lớn…. vì thế sự tương phản giữa ánh sáng và bóng đối lập bất ngờ, cuối cùng ánh sáng, cái Đẹp phải chiến thắng.

– Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng sáng tác của ông không theo hướng lãng mạn mà tác phẩm có sự hòa trộn cả lãng mạn và hiện thực. Đặc biệt Thạch Lam hay quan tâm đến những cái nhỏ bé, giản dị, đời thường, thế giới của trẻ thơ…. nên ánh sáng và bóng tối không có sự chuyển biến bất ngờ, ánh sáng không hoàn toàn thắng thế.

  • Kết bài:

– Hai nhà văn, hai phong cách nhưng đều gặp nhau trong việc sử dụng thủ pháp đối lập giữa ánh sáng và bóng tối để thể hiện những dụng ý nghệ thuật riêng.

– Đây là những chi tiết nhỏ nhưng làm lên giá trị lớn….

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.