Dàn bài: Cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

dan-y-cảm-nhận-nhân-vật-ông-hai-trong-truyện-ngăn-lang-cua-kim-lan

Dàn bài: Cảm nhận nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

I. Mở bài:

– Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
– Làng là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu làng, yêu nước sâu đậm của nhân vật ông Hai, một lão nông hiền lành, chắc phác.

II. Thân bài:

1. Tình yêu làng chợ Dầu tha thiết của nhân vật ông Hai:

* Ông Hai rất tự hào và kiêu hãnh về làng chợ Dầu.

– Tự hào bởi làng ông là làng kháng chiến. Kiêu hãnh vì làng ông to, đẹp, khang trang.

– Dù đã rời làng nhưng ông Hai dường như vẫn:

+ Nghĩ về làng của mình, ông lại nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng và lúc nào cũng nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”.

+ Ở nơi tản cư, ngày nào ông cũng trong ngóng tin tức của làng.

* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc:

– Lúc đầu, ông Hai thất kinh, dường như cũng không tin nên hỏi lại. Khi nghe thật rõ thì cổ họng ông nghẹn ứ, giọng lạc hẳn đi. Cảm thấy quá xấu hổ nên đã chép miệng, và đánh trống lảng đi “Hà, nắng gớm, về nào…” thế rồi ông cứ rồi cúi mặt mà đi.

– Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt giàn giụa. Người đọc như nhận thấy được cũng chính tối hôm đó thì trằn trọc mà không sao ngủ được khi biết làng chợ Dầu theo Tây.

– Nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi nước mắt cứ chan chứa, thương chúng nó sớm phải mang tiếng là con làng Việt gian.

– Ông Hai khi đã điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông dường như càng lại không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

– Ông lo lắng, không biết sẽ đi đâu bởi giờ ai cũng khinh bỉ và không muốn chấp chứa chấp Việt gian.

– Mấy ngày chỉ biết luẩn luẩn trong nhà không dám đi đâu. Hễ ai nhắc đến làng chợ Dầu hay từ Việt gian là tim ông giật thót.

– Trong ông, xảy ra cuộc đấu tranh nội tâm kịch liệt, trái tim và lí trí dằn vặt ghê gớm.

* Tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính.

– Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

– Thế rồi khi về nhà, ông hò hởi chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Ông Hai qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

2. Tình yêu nước sâu đậm trong nhân vật ông Hai.

– Người đọc như cũng nhận thấy được chính tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

– Các chi tiết trong truyện đã nêu chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật:

+ Ở nơi tản cư, ngày nào ông cũng đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình đất nước. Khoái chí khi biết thành tích chiến đấu và diệt giặc của nhân dân khắp mọi miền tổ quốc

+ Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông vô cùng đau đớn. Trong ông xảy ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Cuối cùng, dù rất yêu làng nhưng ông quyết đứng về phía đất nước, ủng hộ cách mạng, ủng hộ cụ Hồ.

+ Khi tin làng theo giặc được cái chính thì “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”, vui mừng, sung sướng tột cùng.

+ Làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt, ông vẫn vui, vẫn khoe một cách phấn khởi. Đó vừa là bằng chứng minh oan cho làng ông, vừa là thành tích chống giặc của người làng chợ Dầu mà ông muốn mọi người biết.

– Lúc này đây thì ông và con ông đều ủng hộ cụ Hồ Chí Minh, một lòng đi theo cách mạng.

III. Kết bài

Khẳng định: Nhân vật ông Hai là biểu tượng cho tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước. Ông có một tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc, biểu hiện cho tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.