Dàn ý: Vẻ đẹp đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

dan-y-doi-song-tinh-cam-gia-dinh-trong-chiec-luoc-nga

Dàn ý: Vẻ đẹp đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

  • Mở bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận:

– Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam bộ, quê tỉnh An Giang. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

– Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 – khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Tác phẩm diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

  • Thân bài:

1. Vẻ đẹp tình cảm cha con sâu nặng:

* Trong lần ông Sáu trở về:

– Bé Thu là một nguồn sống lớn lao, là một phần máu thịt của ông Sáu.

– Ông Sáu là một chiến sĩ hoạt động trên chiến trường, suốt 8 năm ròng ông chưa từng được gặp mặt đứa con gái của mình. Chiến tranh khiến hai xa con phải xa nhau tám năm ròng rã. Nỗi nhớ mong con cồn cào của cha và niềm mong gặp ba của bé Thu.

→ Chiến tranh đẩy con người vào hoàn cảnh xa cách.

– Ông Sáu nhớ thương con vô cùng, khao khát gặp con, được sống trong tình yêu thương của con. Khi trở về, thuyền chưa cập bến đã nhảy vội lên bờ gọi con. Đáp lại bé Thu ngạc nhiên, sợ hãi, vụt bỏ chạy khiến ông sáu hụt hẫng (Dẫn chứng: hai cánh tay buông thõng xuống…)

– Trong ba ngày ngày nghỉ phép, ông Sáu khao khát tình cảm của con bao nhiêu thì bé Thu lại hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm của cha. Ông càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa. Ông càng chiều bé Thu bao nhiêu, bé Thu càng lẩn tránh. Ông càng mong nghe được tiếng ba, bé Thu càng cố tình trốn tránh. Ngay cả khi bé Thu bị lâm vào thế bí “nồi cơm sôi sùng sục” nó cũng không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong đợi. Trong bữa cơm, hành động hất cái trứng cá của bé Thu là hành động đỉnh điểm nhất khiến ông Sáu thực sự đau lòng

Ông Sáu nhận ra tình cảm không dễ gì gượng ép, vì vậy ông cam chịu.

– Bé Thu cũng là một người thương yêu ba của mình vô cùng. Tất cả những thái độ ương nhạnh ngang bướng của bé Thu đối với ông Sáu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình phụ tử bởi Thu chỉ có duy nhất một người cha là người trong bức ảnh chụp với má nó. Khi Thu được bà ngoại giảng giải người có vết thẹo chính là ba em.

Tình yêu thương dành cho ông Sáu tăng lên gấp bội.

* Lúc chia tay trên bến sông:

– Buổi sáng chia tay mọi người để trở lại chiến khu, ông Sáu không còn hi vọng con sẽ nhận ông là ba, chỉ dám đứng nhìn con từ xa.

– Thật bất ngờ, trong khoảnh khắc cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường, bé Thu chạy ra ôm hôn cha. Hành động cùng giọt nước mắt ân hận của bé Thu chảy đầm đìa trên má, trên cằm khiến ông không kìm nén được xúc động. Khi đã hiểu ra mọi chuyện, Thu thương ba nhiều hơn. Nó ôm chặt, hôn ba, không muốn rời xa. Nỗi vui mừng khôn xiết chất đầy trong lòng ông Sáu.

Tình cảm giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu là vô cùng sâu nặng.

* Khi ông Sáu ở chiến khu:

– Ông Sáu thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con.

– Tình yêu thương con đã khiến ông tự tay làm chiếc lược ngà thực hiện lời hứa với con.

– Khi bị thương nặng ông đã dồn tất cả tàn lực của mình trao chiếc lược ngà cho bác Ba như một lời chăng chối cuối cùng.

Tình cảm cha con trong lòng ông Sáu là một tình cảm bất diệt, chiến tranh có thể hủy diệt thân xác ông nhưng không thể hủy diệt tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu kết tinh trong chiếc lược ngà.

– Ông Sáu hi sinh, Thu theo bước cha trên con đường cách mạng, tiếp nối ý chí đấu tranh bảo vệ quê hương của cha.

Tình cha con thắm thiết, bền chặt, thiêng liêng.

2. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung:

– Tám năm ròng, khi ông Sáu đi kháng chiến, chị Sáu lặng lẽ nuôi con khôn lớn.

– Người vợ san sẻ những khó khăn, vượt hiểm nguy thăm chồng.

Chu đáo, thương chồng. chịu khó,tình vợ chồng mặn nồng

3. Tình bà cháu thắm thiết:

– Bà ân cần giải thích cho cháu hiểu. Cháu luôn tin tưởng và trân trọng, yêu quý bà mình. Người bà chính là chiếc gạch nối của nhiều thế hệ, là nhân tố giãi mã những hoài nghi, ẩn khúc trong gia đình.

→ Chiến tranh đã lấy đi rất nhiều thứ, song tình cảm gia đình bình dị và thương yêu vẫn luôn gắn bó bền chặt, tình thân thật cao quý và thiêng liêng.

  • Kết bài:

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh. Chiến tranh có thể giết chết con người nhưng không thể nào hủy diệt được tình cảm yêu thương trong họ.

Cảm nhận vẻ đẹp tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.