Dàn ý phân tích đoạn trích Trao duyên

dan-y-phan-tich-doan-trich-trao-duyen

Dàn ý phân tích đoạn trích “Trao duyên”

“… Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

  • Mở bài:

Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Và một trong những bi kịch lớn ấy là bi kịch tình yêu tan vỡ thể hiện rõ nhất trong đoạn trích “Trao duyên”.

  • Thân bài:

Hai câu thơ đầu : Lời nhờ cậy.

+ Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói.

+ Khung cảnh “em” – “ngồi”, “chị” – “lạy”, “thưa”, ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc =>Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.

+ Kiều nhờ cậy Thúy Vân nhận lời nối duyên với Kim Trọng. Kiều đã rất tinh tế khi dùng từ “cậy” “ chịu” “lạy – thưa” để ràng buộc Vân. Cách thỉnh cầu vừa lạ lùng vừa hợp lí ấy giúp người đọc nhận ra một nàng Kiều tinh tế sâu sắc. Kiều ý thức được gánh nặng sắp trao cho em và thấu hiểu tình thế khó xử của Vân

6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình.

– Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình : Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng.  Nàng nhắc đến các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.

+ Kiều nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim (khi gặp khi ngày khi đêm nói lên sự thề ước sâu nặng của Kiều và Kim Trọng) và Kiều đã đưa ra lí lẽ để thuyết phục em. Kiều đã lay động ở Vân tình cảm chị em ruột thịt Kiều còn dùng cái chết của mình để nói lên sự toại nguyện nếu Vân nhận lời. Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành vừa ràng buộc thiết tha.

Bốn câu cuối: Lời thuyết phục.

– Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.

– Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ : Nhờ vào tuổi xuân của em. Nhờ vào tình máu mủ chị em. Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

– Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. Giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái

– Tâm trạng của Kiều khi trao những kỉ vật tình yêu: Kiều như sống lại những kỉ niệm cũ.

– Kỉ niệm của những ngày hạnh phúc rực rỡ trong quá khứ để rồi giật mình đau khổ khi phải chia li với những hạnh phúc ấy. Đặc biệt khi trao kỉ vật cho Vân Kiều vẫn còn lưu luyến: nửa trao nửa níu giằng xé trong tâm hồn Kiều. Lí trí tỉnh táo quyết định trao duyên cho em nhưng Kiều vẫn muốn giữ lại một chút cho riêng mình vẫn muốn hiện diện trong tình yêu của Kim Trọng.

– Ở đây Nguyễn Du miêu tả quá trình trao duyên như một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình. Kiều tâm sự với Vân nhưng thực ra là tự bộc lộ phơi bày tâm tư tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Kiều đã tỉnh táo khi cầu khẩn em nhận lời nhưng rồi sau đó Kiều lại để con tim mình lên tiếng khi trao kỉ vật.

– Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

  • Kết bài:

Khẩn khoản nài em nhận lời trao kỉ vật cho em lí trí Kiều bảo phải trao nhưng tình cảm thì muốn níu giữ vì trong lòng luôn khát khao hạnh phúc yêu đương: Tình yêu dù tan vỡ nhưng khát vọng về một tình yêu thủy chung son sắt không thể nào dứt đoạn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.