So sánh vẻ đẹp tình mẹ của bà cụ Tứ (Vợ nhặt) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)

dan-y-so-sanh-ve-dep-tinh-me-cua-ba-cu-tu-vo-nhat-va-nguoi-dan-ba-hang-chai-chiec-thuyen-ngoai-xa.jpg

So sánh vẻ đẹp tình mẹ của bà cụ Tứ (Vợ nhặt) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)

  • Mở bài:

Giới thiệu khái quát về 2 tác giả, 2 tác phẩm và vấn đề nghị luận

  • Thân bài:

Tình mẹ của nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt và người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:

1. Tình mẹ của bà cụ Tứ:

– Người mẹ nghèo khổ có lòng thương con sâu sắc.
– Nén những lo âu, buồn tủi để vun đắp hạnh phúc của con, truyền cho con niềm tin yêu cuộc sống, niềm hi vọng vào tương lai…

2. Tình mẹ của người đàn bà hàng chài:

– Người mẹ nghèo khổ có đức hi sinh cao cả vì con.
– Vật lộn mưu sinh, chấp nhận nghịch cảnh, chắt chiu hạnh phúc gia đình, xem con cái là lẽ sống…

3. Đánh giá chung:

* Giống nhau:

– Đều có số phận nghèo khổ và mang vẻ đẹp mẫu tính: thương yêu con, hi sinh vì con.
– Đều được khắc họa chân thực qua lời nói, hành động với những chi tiết đặc sắc, ngôn ngữ giản dị mà sắc sảo.

* Khác nhau:

– Tình mẹ ở bà cụ Tứ thể hiện chủ yếu qua việc đón nàng dâu mới với những diễn biến tâm lí phức tạp, giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa xót thương … trong bối cảnh nạn đói năm 1945.
– Tình mẹ ở người đàn bà hàng chài thể hiện chủ yếu qua câu chuyện của người đàn bà với giọng điệu chiêm nghiệm, xót xa… trong bối cảnh mưu sinh nhọc nhằn thời hậu chiến.

  • Kết bài:

Vẻ đẹp tình mẹ ở hai nhân vật đã làm sáng lên giá trị nhân đạo, khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của hai cây bút truyện ngắn: Kim Lân và Nguyễn Minh Châu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.